Vọng ngàn Phia Oắc

ThienNhien.Net – Những vạt rừng cháy rụi không một bóng người, những bàn tay phụ nữ tím tái trong nước buốt đổ ra từ khe núi vẫn miệt mài đãi gạn volfram, những cây cổ thụ đổ rạp với vầng rễ bị trỉa trọc nham nhở khiến chúng tôi thực sự chạnh lòng. Hy vọng bắt gặp bóng dáng áo xanh, áo vàng của các nhà chức trách ở nơi heo hút núi rừng đã không được đáp lại.

 
 Đường lên Phia Oắc, cách đỉnh chừng 10 km, hàng chục ha rừng trên các dông núi đã bị lửa thiêu rụi.
 
 Trong khi đó, ở phía bên kia Phia Oắc (cách đỉnh khoảng 6 – 7km, khu vực xã Thành Công, người dân vẫn đỏ lửa đốt nương làm rẫy, bất kể khi báo động cháy rừng ở Cao Bằng đã ở mức cực kỳ nguy hiểm.
 
 Từ tỉnh Thái Nguyên xa xôi, người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ này nghe tin truyền miệng, đã khăn gói lên đây một tháng trước…
 
…với hy vọng tìm hiếm quặng Vonfram bám dính trên vỉa đá (người phụ nữ chỉ cho chúng tôi volfram là những chấm đen lẫn trong đá).
 
 Và đây là sản phẩm volfram cuối cùng, với giá tại chỗ 100.000 đồng/1kg.
 
 Từ trong hang sâu, khói hun hút bay ra…
 
  Những bao quặng lần lượt được mang ra. Quặng được khoét từ lòng núi đá
 
 
Cứ thể họ lẳng lặng đến, đào rồi vác đi từ lòng núi những hiếm quặng Vonfram, ngày này qua tháng khác
 
 Chính quyền đuổi thì chạy, chẳng có ai bị bắt phạt cả” – người đàn ông này tỉnh quơ.
 
 
 Dù rất bất bình trước thảm cảnh rừng Phia Oắc bị đào xới, song tôi không khỏi chạnh lòng trước sự nhẫn nhục, miệt mài của những người phụ nữ người Dao này 
 
 
 
 Lạnh buốt những cánh tay dìm trong nước giá buốt cả ngày lẫn đêm, gặn tìm Vonfram, nghe họ bảo trung bình mỗi người kiếm khoảng 50 ngàn một ngày.
 
Bán cho lái buôn tại chỗ nên họ bị ép giá, thu nhập không cao, song với họ, việc lao đầu vào khoét núi phá đá lại là con đường sống. Hậu quả mà họ gây ra đối với cảnh quan và môi sinh nơi đây hẳn khôn lường.
 
 
 
 
 Nhiều cây cổ thụ bị đánh bật, khoét trơ gốc, rễ
 
 
 
 Hoang tàn để lại.