Ếch cây – Sắc màu kỳ diệu

ThienNhien.Net – Giống ếch cây <i>Rhacophorus</i> Kuhl & Van Hasselt là nhóm ếch gồm các loài thường sống ở trên cây. Chúng là những loài có nhiều màu sắc đẹp kỳ diệu nhất trong lớp lưỡng cư ở Việt Nam. Với 16 loài đã được phát hiện ở Việt Nam và phân bố rất rộng từ độ cao 100m đến 3000m so với mực nước biển, đã cho thấy môi trường sống của giống này khá đa dạng. Tuy nhiên, chúng chỉ phân bố ở các khu rừng còn được bảo vệ tốt – nơi các loài động thực vật còn đa dạng, do vậy chúng rất cần được quan tâm và bảo vệ trong môi trường tự nhiên. Dưới đây, xin chia sẻ với bạn đọc những nét đẹp hoang dã của giống ếch cây này.

 

 

Ở độ cao 3000 mét so với mặt biển, loài ếch cây Dugitơ có tên khoa học là Rhacophorus dugritei miệt mài đẻ trứng khi những cơn mưa đầu mùa tháng 4 đổ xuống. Bản năng duy trì nòi giống đã giúp chúng có thêm sức mạnh để chống đỡ những cơn gió mạnh và cái lạnh giá của Phan-xi-păng. Chắc chắn đây là loài ếch cây sống ở độ cao lớn nhất trong vùng Đông Nam Á mà các nhà khoa học đã tìm thấy. 

 

 Thấp hơn một chút, ở độ cao 2400 -2500m, là loài ếch cây Hoàng Liên – Rhacophorus hoanglienensis. Cho mãi đến năm 2001, các nhà nghiên cứu lưỡng cư của Việt Nam và Nga mới tìm thấy loài ếch cây này. Mặc dù chúng phân bố ở Vườn quốc gia Hoàng Liên nhưng ngay cả những nhà nghiên cứu lưỡng cư cũng rất khó có cơ hội thu mẫu và chụp hình chúng trong tự nhiên.

 

 Cũng là một loài mới được phát hiện năm 2008 trên độ cao 2200m ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Loài Ếch cây Chư Yang Sin – Rhacophorus chuyangsinensis với sắc màu tuyệt đẹp giữa hai màu vàng – nâu đậm, con ngươi mắt đen – đỏ, mí mắt màu xanh rất đặc trưng khiến cho bạn ngỡ ngàng trước sự pha trộn sắc màu tinh tế của tạo hoá.

 

 

 Màu xanh biếc với mặt bụng trắng có những đốm màu đen không đồng nhất, bàn chân đầy giác bám để giúp chúng có khả năng chuyền cành tìm kiếm thức ăn và thu hút bạn tình. Đó là loài ếch cây xanh đốm – Rhacophorus dennysi – một kẻ leo trèo thượng hạng trong các loài lưỡng cư ở Việt Nam và còn là một trong những vận động viên nhảy xa tuyệt vời.

 

Loài ếch cây được xem như là nhỏ nhất trong nhóm ếch cây ở Việt Nam này có hai cựa nhọn hoắt ở sau đùi cho nên chúng được các nhà khoa học đặt tên là ếch cây cựa – Rhacophorus calcaneus. Chúng thích những nơi nhiều bóng râm, đặc biệt là các khu rừng có nhiều suối nhỏ với lớp phủ thực vật rậm rạp gồm dương xỉ, cọ bị quấn nhiều dây leo và thực vật phụ sinh. 

 

 

 Rất giống với loài ếch cây xanh đốm, nhưng bụng có màu vàng và một chấm đen rõ nét ở nách của chân trước là loài ếch cây Kio – Rhacophorus kio, là những nét chấm phá diệu kỳ của tạo hoá ban tặng cho thiên nhiên Việt Nam. Loài này thưởng sống ở độ cao trung bình nơi có nhiều những dòng thác chảy và độ ẩm khá cao. Đôi khi ta có thể tìm thấy chúng ở các khu rừng phục hồi ở Việt Nam. Khi chúng giao phối, có thể vài chục cá thể đực vây quanh một cá thể cái tạo thành một chùm ếch cây rất ấn tượng.

 

 

 Đỏ rực như những những quả mọng chín trong rừng. Nếu lần đầu bạn nhìn thấy loài ếch cây màng bơi đỏ – Rhacophorus rhodopus sẽ khiến bạn không khỏi giật mình. Trong đêm tối qua ánh đèn led càng khiến màu đỏ rực của chúng thêm phần hấp dẫn đối với cô nàng ếch cái chờ đợi đâu đó ở mốt nhánh cây khác.

 

 

 Ngay cả một chuyên gia về lưỡng cư nếu không có những nghiên cứu thật sâu về loài ếch cây Trung Bộ cũng không thể tưởng tượng ra sự khác biệt giữa con non và chàng ếch cây trưởng thành. Trong thời gian phát triển, loài ếch cây Trung Bộ – Rhacophorus annamensis là cả một quá trình biến đổi về hình thái bên ngoài cũng như màu sắc.

 

 Ngay cả khi loài ếch cây Phê – Rhacohorus feae đang đứng trên một cành cây tươi thì kẻ thù của cũng khó mà nhận ra bởi chúng có chiêu nguỵ trang rất tài tình. Vũ khí này không hề ảnh hưởng đến việc những anh chàng ếch đực tìm bạn tình trong đêm tối mịt mùng của những cánh rừng già trên đỉnh Ngọc Linh.

 

 Năm 2001, hai nhà lưỡng cư học người Đức Ziegler và Kohler đã phát hiện ra loài ếch cây Orlovi – Rhacophorus orlovi ở vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đây là loài đặc hữu ở Việt Nam, mặc dù có kích thước nhỏ nhưng loài ếch cây này với sắc màu pha trộn giữa xanh, đen, trắng và nâu nhạt tạo nên một điểm nhấn trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.

 

 

 Rất có thể đây là loài ếch cây sống ở độ cao thấp nhất so với mặt nước biển ở Việt Nam. Loài êch cây nếp da mông – Rhacophorus exechopygus, mới được ghi nhận vùng phân bố thứ 2 ở Việt Nam (Khu BTTN Vĩnh Cửu – Đồng Nai). Năm 1999, các nhà sinh học Nga, Đức lần đều tiên tìm thấy chúng ở Gia Lai trên độ cao 900m và năm 2009 thành viên của website Sinh vật rừng Việt Nam đã phát hiện vùng phân bố rất thấp của chúng ở Đồng Nai.

 

 

Ở độ cao 3000 mét so với mặt biển, loài ếch cây Dugitơ có tên khoa học là Rhacophorus dugritei miệt mài đẻ trứng khi những cơn mưa đầu mùa tháng 4 đổ xuống. Bản năng duy trì nòi giống đã giúp chúng có thêm sức mạnh để chống đỡ những cơn gió mạnh và cái lạnh giá của Phan-xi-păng. Chắc chắn đây là loài ếch cây sống ở độ cao lớn nhất trong vùng Đông Nam Á mà các nhà khoa học đã tìm thấy. 

 

 Thấp hơn một chút, ở độ cao 2400 -2500m, là loài ếch cây Hoàng Liên – Rhacophorus hoanglienensis. Cho mãi đến năm 2001, các nhà nghiên cứu lưỡng cư của Việt Nam và Nga mới tìm thấy loài ếch cây này. Mặc dù chúng phân bố ở Vườn quốc gia Hoàng Liên nhưng ngay cả những nhà nghiên cứu lưỡng cư cũng rất khó có cơ hội thu mẫu và chụp hình chúng trong tự nhiên.

 

 Cũng là một loài mới được phát hiện năm 2008 trên độ cao 2200m ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Loài Ếch cây Chư Yang Sin – Rhacophorus chuyangsinensis với sắc màu tuyệt đẹp giữa hai màu vàng – nâu đậm, con ngươi mắt đen – đỏ, mí mắt màu xanh rất đặc trưng khiến cho bạn ngỡ ngàng trước sự pha trộn sắc màu tinh tế của tạo hoá.

 

 

 Màu xanh biếc với mặt bụng trắng có những đốm màu đen không đồng nhất, bàn chân đầy giác bám để giúp chúng có khả năng chuyền cành tìm kiếm thức ăn và thu hút bạn tình. Đó là loài ếch cây xanh đốm – Rhacophorus dennysi – một kẻ leo trèo thượng hạng trong các loài lưỡng cư ở Việt Nam và còn là một trong những vận động viên nhảy xa tuyệt vời.

 

Loài ếch cây được xem như là nhỏ nhất trong nhóm ếch cây ở Việt Nam này có hai cựa nhọn hoắt ở sau đùi cho nên chúng được các nhà khoa học đặt tên là ếch cây cựa – Rhacophorus calcaneus. Chúng thích những nơi nhiều bóng râm, đặc biệt là các khu rừng có nhiều suối nhỏ với lớp phủ thực vật rậm rạp gồm dương xỉ, cọ bị quấn nhiều dây leo và thực vật phụ sinh. 

 

 

 Rất giống với loài ếch cây xanh đốm, nhưng bụng có màu vàng và một chấm đen rõ nét ở nách của chân trước là loài ếch cây Kio – Rhacophorus kio, là những nét chấm phá diệu kỳ của tạo hoá ban tặng cho thiên nhiên Việt Nam. Loài này thưởng sống ở độ cao trung bình nơi có nhiều những dòng thác chảy và độ ẩm khá cao. Đôi khi ta có thể tìm thấy chúng ở các khu rừng phục hồi ở Việt Nam. Khi chúng giao phối, có thể vài chục cá thể đực vây quanh một cá thể cái tạo thành một chùm ếch cây rất ấn tượng.

 

 

 Đỏ rực như những những quả mọng chín trong rừng. Nếu lần đầu bạn nhìn thấy loài ếch cây màng bơi đỏ – Rhacophorus rhodopus sẽ khiến bạn không khỏi giật mình. Trong đêm tối qua ánh đèn led càng khiến màu đỏ rực của chúng thêm phần hấp dẫn đối với cô nàng ếch cái chờ đợi đâu đó ở mốt nhánh cây khác.

 

 

 Ngay cả một chuyên gia về lưỡng cư nếu không có những nghiên cứu thật sâu về loài ếch cây Trung Bộ cũng không thể tưởng tượng ra sự khác biệt giữa con non và chàng ếch cây trưởng thành. Trong thời gian phát triển, loài ếch cây Trung Bộ – Rhacophorus annamensis là cả một quá trình biến đổi về hình thái bên ngoài cũng như màu sắc.

 

 Ngay cả khi loài ếch cây Phê – Rhacohorus feae đang đứng trên một cành cây tươi thì kẻ thù của cũng khó mà nhận ra bởi chúng có chiêu nguỵ trang rất tài tình. Vũ khí này không hề ảnh hưởng đến việc những anh chàng ếch đực tìm bạn tình trong đêm tối mịt mùng của những cánh rừng già trên đỉnh Ngọc Linh.

 

 Năm 2001, hai nhà lưỡng cư học người Đức Ziegler và Kohler đã phát hiện ra loài ếch cây Orlovi – Rhacophorus orlovi ở vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đây là loài đặc hữu ở Việt Nam, mặc dù có kích thước nhỏ nhưng loài ếch cây này với sắc màu pha trộn giữa xanh, đen, trắng và nâu nhạt tạo nên một điểm nhấn trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.

 

 

 Rất có thể đây là loài ếch cây sống ở độ cao thấp nhất so với mặt nước biển ở Việt Nam. Loài ếch cây nếp da mông – Rhacophorus exechopygus, mới được ghi nhận vùng phân bố thứ 2 ở Việt Nam (Khu BTTN Vĩnh Cửu – Đồng Nai). Năm 1999, các nhà sinh học Nga, Đức lần đều tiên tìm thấy chúng ở Gia Lai trên độ cao 900m và năm 2009 thành viên của website Sinh vật rừng Việt Nam đã phát hiện vùng phân bố rất thấp của chúng ở Đồng Nai.

 

 

 Loài Ếch cây lớn – Rhacophorus maximus trước đây chỉ ghi nhận ở Nê-pan, Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Mãi đến năm 2008, các nhà khoa học Việt Nam mới ghi nhận sự có mặt của loài này ở vùng núi Yên Tử, Đông bắc Việt Nam. Chúng có thân màu xanh lá cây với sọc trắng chạy dọc hai bên sườn và màu kem pha sắc dưới bụng, có màng bơi. Loài ếch này cũng rất được ưa chuộng và bị khai thác làm sinh vật cảnh.