Lâm Đồng: Xẻ núi, chặt thông để lấy đất sản xuất nông nghiệp

ThienNhien.Net – Khu vực rừng thông tiểu khu 151, phường 12, TP. Đà Lạt một số hộ dân đã tự ý lấn chiếm đất rừng, trong đó có hộ ông Nguyễn Ngọc Đức, tổ Thái Phát, phường 12, với diện tích lấn chiếm khoảng 2.000m2.

Nhiều hộ dân đã ngang nhiên chặt hạ cây thông rồi dùng xe xúc đất, xe máy cày tới xúc, san ủi lấn chiếm đất rừng tại nhiều cách rừng thông thuộc TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) và huyện Lạc Dương để lấy mặt bằng sản xuất nông nghiệp.

Theo ghi nhận của Báo Lao Động, nhiều hộ dân đã ngang nhiên chặt hạ cây thông rồi dùng xe xúc đất, xe máy cày tới xúc, san ủi lấn chiếm đất rừng tại nhiều cách rừng thông thuộc TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) để lấy mặt bằng sản xuất nông nghiệp. Vụ việc xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng, xâm hại đến rừng và đất rừng tuy nhiên việc một cơ quan chức năng phát hiện và xử lý dứt điểm là rất ít.

Tại khu vực phường 11, 12, xã Xuân Thọ, Tà Nung của TP. Đà Lạt, nhiều quả đồi thông tại đây bị xâm hại để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Cụ thể khu vực núi Hòn Bồ, thuộc phường 12, TP.Đà Lạt, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đã ngang nhiên lấn chiếm đất rừng, cho xe xúc đất, xe máy cày tới xúc, san ủi lấn chiếm đất rừng tại nhiều cách rừng thông, có vị trí lấn đất rừng bị lấn hết nửa quả đồi.

 

Khu vực rừng thông tiểu khu 151, phường 12, TP. Đà Lạt một số hộ dân đã tự ý lấn chiếm đất rừng, trong đó có hộ ông Nguyễn Ngọc Đức, tổ Thái Phát, phường 12, với diện tích lấn chiếm khoảng 2.000m2.

Khu vực rừng thông tiểu khu 151, phường 12, TP. Đà Lạt một số hộ dân đã tự ý lấn chiếm đất rừng, trong đó có hộ ông Nguyễn Ngọc Đức, tổ Thái Phát, phường 12, với diện tích lấn chiếm khoảng 2.000m2.
Khu vực rừng thông tiểu khu 151, phường 12, TP. Đà Lạt một số hộ dân đã tự ý lấn chiếm đất rừng, trong đó có hộ ông Nguyễn Ngọc Đức, tổ Thái Phát, phường 12, với diện tích lấn chiếm khoảng 2.000m2.

Qua tìm hiểu, khu vực rừng thông tiểu khu 151, phường 12, TP. Đà Lạt một số hộ dân đã tự ý lấn chiếm đất rừng, Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Văn Sang (Phó Chủ tịch UBND phường 12, TP. Đà Lạt) cho biết, vị trí mà hộ ông Đức lấn chiếm đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty Cổ phần du lịch Thiên Đường Đà Lạt quản lý và thực hiện dự án trồng cây dược liệu và du lịch.

Do hộ ông Đức lấn chiếm phần đất rừng thuộc Công ty Cổ phần du lịch Thiên Đường Đà Lạt quản lý nên vào tháng 7.2015, UBND phường 12 đã xử phạt hành chính 4 triệu đồng đối với hộ ông Đức về hành vi lấn chiếm đất rừng, buộc phải hoàn nguyên lại hiện trạng đất. Tuy nhiên, không hiểu sao diện đất rừng bị hộ ông Đức lấn chiếm đến nay vẫn tiếp tục được gia đình ông canh tác.

Còn phía Công ty Cổ phần du lịch Thiên Đường Đà Lạt cho biết, sau khi phát hiện các hộ lấn chiếm đất tại khu vực này, đã nhiều lần đơn vị báo cho UBND phường 12, Ban quản lý rừng Lâm Viên và Hạt kiểm lâm TP Đà Lạt để phối hợp cưỡng chế, giải tỏa. Nhưng đến nay, phía cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên ông Sang thì cho rằng, phía UBND phường 12 không nhận được báo cáo vụ việc từ Công ty Cổ phần du lịch Thiên Đường Đà Lạt và cho biết, phía Công ty này đã không quản lý chặt chẽ diện tích rừng và đất rừng nên để xảy ra tình trạng một số hộ dân lấn chiếm.

Trong khi hai bên đổ lỗi cho nhau, thì diện tích đất rừng vẫn tiếp tục bị hộ ông Đức, ông Tùng cho xe xúc đất, xe máy cày tới xúc, san ủi bằng phẳng. Tại đây, hai hộ dân này đã làm nhà kính và trồng hoa…

Nhiều diện tích lấn chiếm đã được san ủi bằng phẳng, làm nhà kính và trồng hoa màu...
Nhiều diện tích lấn chiếm đã được san ủi bằng phẳng, làm nhà kính và trồng hoa màu…

Ngoài khu vực tiểu khu tiểu khu 151, phường 12, TP. Đà Lạt, tại khu vực dưới chân đèo Tà Nung, TP. Đà Lạt, tình trạng san ủi, lấn chiếm đất rừng lấy đất sản suất nông nghiệp cũng đang xảy ra. Vị trí đối diện chùa Vạn Đức (dưới chân đèo Tà Nung) cách khoảng 500m hướng về rừng thông tại khu vực này, một hộ dân đã điều động 4 xe cơ giới bao gồm xe múc, xe cày, xe ben san ủi tạo mặt bằng với diện tích lớn. Tại đây, hộ dân này cũng cho làm nhà kính và bắt đầu trồng hoa. Cạnh đó có rất nhiều cây thông bị chặt hạ trên thân cây vẫn còn nguyên bảng “cấm chặt hạ cây thông”, số cây còn lại bị chặt đẽo vào gốc nhằm hạ gục để lấn đất rừng.

Không chỉ ở hai khu vực trên, tại những cánh rừng thông thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, nơi giáp ranh với địa phận Đà Lạt cũng đang xảy ra tình trạng san ủi, lấn chiếm đất để lấy đất sản xuất với quy mô lớn. Qua tìm hiểu, khu vực một hộ dân đang san ủi đất ở xã Đạ Sar, được biết, hộ này đã được cơ quan chức năng cấp phép san ủi 1.000m2 để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hộ này đã tự ý san ủi tới trên 1ha.

Trước đó, tại khu vực hồ Đan Kia – Suối Vàng, huyện Lạc Dương là điểm nóng về tình trạng san ủi đất.

Hiện nay, việc nhiều hộ dân đã ngang nhiên chặt hạ cây thông rồi dùng xe xúc đất, xe máy cày tới xúc, san ủi lấn chiếm đất rừng tại nhiều cách rừng thông thuộc TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) và huyện Lạc Dương để lấy mặt bằng sản xuất nông nghiệp đang diễn ra ồ ạt. Xâm hại nghiêm trọng đến rừng và đất rừng.

Liên quan đến vấn đề trên, Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cần sớm vào cuộc điều tra, làm rõ các tổ chức, cá nhân lấn chiếm đất rừng, tự ý san ủi, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, cần xử lý nghiêm và dứt điểm những trường hợp tái phạm.

Khu vực dưới chân đèo Tà Nung, TP. Đà Lạt, tình trạng san ủi, lấn chiếm đất rừng lấy đất sản suất nông nghiệp cũng đang xảy ra.
Khu vực dưới chân đèo Tà Nung, TP. Đà Lạt, tình trạng san ủi, lấn chiếm đất rừng lấy đất sản suất nông nghiệp cũng đang xảy ra.

300516_pharung5 300516_pharung6300516_pharung7

Một số khu vực khác tình trạng san ủi, lấn chiếm đất rừng lấy đất sản suất nông nghiệp cũng đang xảy ra ồ ạt.
Một số khu vực khác tình trạng san ủi, lấn chiếm đất rừng lấy đất sản suất nông nghiệp cũng đang xảy ra ồ ạt.

300516_pharung9 300516_pharung10 300516_pharung11

Nhiều cây thông bị chặt hạ trên thân cây vẫn còn nguyên bảng “cấm chặt hạ cây thông”, số cây còn lại bị chặt đẽo vào gốc nhằm hạ gục để lấn đất rừng.
Nhiều cây thông bị chặt hạ trên thân cây vẫn còn nguyên bảng “cấm chặt hạ cây thông”, số cây còn lại bị chặt đẽo vào gốc nhằm hạ gục để lấn đất rừng.

 

Nguồn: