Trung Quốc tiến xa, Canada thụt lùi

ThienNhien.Net – Tại Hội nghị Bali, Trung Quốc – quốc gia được biết đến với một nền kinh tế phát triển như vũ bão, kèm sự “nổi tiếng” về `ô nhiễm không khí và gia tăng phát thải khí nhà kính, đang nhận được nhiều lời khen ngợi. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thái độ cuả Trung Quốc đối với các mối quan tâm về an toàn năng lượng và sự thừa nhận rằng biến đổi khí hậu đã đang có những tác động nghiêm trọng trên đất nước này, với các trận hạn hán khắc nghiệt, thiếu nước trầm trọng và lũ lụt.

Một số chuyên gia tin tưởng rằng Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, song nước này đã tạo ra những bước tiến dài trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo.

Artur Runge – Metzger, trưởng phái đoàn của Ủy ban Châu Âu tại hội nghị Bali đã phát biểu rằng: “Những thay đổi quan niệm của Trung Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu là một dấu hiệu tốt cho kết quả của hội nghị tại Bali lần này”. Rất nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường cũng đang ca ngợi Bắc Kinh trong những nỗ lực nhằm cái thiện môi trường, song họ cho rằng các công tác bảo vệ môi trường vẫn phải được duy trì tiến hành.

Trung Quốc đang đứng ở vị trí 40 trong bảng xếp hạng hàng năm về vấn đề biến đổi khí hậu của Greenwatch. Bảng xếp hạng của Greenwatch được phát triển bởi việc phân tích các mức độ phát thải, khuynh hướng phát thải, và các chính sách giảm thiểu khí nhà kính của mỗi quốc gia và kết hợp các thông tin này để tạo ra một mục tiêu hành động toàn diện cho vấn đề biến đổi khí hậu. Năm nay có tất cả 56 nước được xếp hạng: bao gồm các nước công nghiệp và các nước đang nổi lên. Như vậy là so với năm ngoái Trung Quốc đã tiến lên 4 bậc  trong khi đó Mỹ và Ả rập Xê Út lần lượt nằm ở vị trí cuối cùng 55 và 56 của bảng xếp hạng này.

Canada được xếp ở vị trí thứ 53 trong danh sách này (vị trí 46 và 43 cho mức độ và khuynh hướng phát thải và 55 cho chính sách), tụt 2 bậc so với bản nghiên cứu năm ngoái. Nó đã gây ra mối lo ngại rằng quốc gia này thiếu đi sự tín nhiệm trên vũ trường quốc tế. Trong một buổi phỏng vấn tại Bali, Bramley- giám đốc chương trình biến đổi khí hậu của Viện Pembina phát biểu rằng: “Bộ trưởng Baird đang đặt ra những quan điểm gây bế tắc cho các thương lượng này, đặc biệt là một loạt các yêu cầu của ông đối với các nước đang phát triển”.

Trái lại, Germanwatch đã ghi nhận rằng chính phủ Trung Quốc đã ban hành những chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo, bao gồm đặt mục tiêu đưa năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và các loại năng lượng tái tạo khác cung cấp khoảng 10% năng lượng cho quốc gia này vào năm 2010 đồng thời giảm sự tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp then chốt xuống khoảng 10%.

Các chính trị gia và các nhà hoạt động môi trường nói rằng: thái độ bảo thủ của Trung Quốc trước đây đã được thay thế bởi những tranh luận có tính chất xây dựng ở hội nghị biến đổi khí hậu tại Bali lần này. Trung Quốc đang nỗ lực hết mình nhằm kêu gọi các quốc gia giàu hơn đẩy mạnh chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch hơn cho các nền kinh tế đang nổi lên để giúp từ bỏ các nhiên liệu lỗi thời.

Đại biểu của gần 190 quốc gia đang rất quan tâm tới cuộc họp kéo dài từ ngày 03-14/12 với hy vọng về những thỏa thuận sẽ dẫn tới một hiệp ước quốc tế kế tiếp hiệp định thư Kyoto về sự ấm lên toàn cầu.

Trả lời các phóng viên, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói: những tranh cãi về thảo thuận sau nghị định thưu Kyoto đã đi đúng hướng, đây là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, ông thừa nhận những nỗ lực để thuyết phục các quốc gia phát triển đi theo các mục tiêu cắt giảm mang tính chất bắt buộc đã gần như không đạt được kết quả. Trung Quốc cùng với Ấn Độ, Brazil và các nước đang phát triển đã khác phản đối ý tưởng cho rằng: các quốc gia công nghiệp nên đi đầu trong quá trình cắt giảm phát thải này.

Bên cạnh đó, theo Germanwatch, Ả rập Xê Út – nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới hiện nay lại đồng thời là kẻ phá hoại khí hậu nhiều nhất trong 2 năm liên tiếp vừa rồi. Các nhà hoạt động môi trường cho rằng lại đang bắt đầu kịch bản của một câu chuyện dài về vai trò của “kẻ phá rối” các hội nghị biến đổi khí hậu và Ả rập Xê Út sẽ không kí vào bất kì thảo thuận tương lai nào trừ phi được đảm bảo đền bù xứng đáng cho những mất mát của ngân khố quốc gia khi nền kinh tế chuyển đổi từ dầu sang các năng lượng sạch hơn.

Theo “chân” Mỹ – quốc gia công nghiệp lớn duy nhất không ký vào hiệp định Kyoto, cả Mỹ và Ả Rập Xê Út đều không đưa ra lời bình luận nào về vấn đề này.

Trong khí đó, Chính phủ mới của Úc đã thay đổi hẳn thái độ và đã chấp thuận thông qua nghị định thư này.