Hoàng thành Thăng Long – Hiện vật từ lòng đất

ThienNhien.Net – Tọa lạc trên phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội, khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long có diện tích 12.000 mét vuông, được chia làm 4 khu. Ngày 02/10 vừa qua, khu A và B đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội, Viện Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức mở cửa cho du khách trong và ngoài nước vào tham quan nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hiện vật có từ thời kỳ Đại La, Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Một số hiện vật vẫn còn được giữ nguyên vẹn, cả về kiến trúc lẫn giá trị lịch sử.


Với bề dày lịch sử và giá trị đặc biệt đó, ngày 01/08/2010, Hoàng Thành Thăng Long đã được Uỷ ban Giáo dục – Khoa học – Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO)  công nhận là Di sản thế giới có giá trị nổi bật toàn cầu. Danh hiệu này đã được chính thức trao cho đại diện UBND thành phố Hà Nội vào buổi khai mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội ngày 01/10 vừa qua

Dưới đây là một vài hình ảnh được ThienNhien.Net ghi được tại khu A, B Hoàng thành Thăng Long.

 

Ngay từ ngày đầu mở cửa, khu khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Chân cột, cối, chum, vại bằng đá là những vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của Hoàng thành xưa.

Rất nhiều gạch có kích thước khác nhau được khai quật tại khu khảo cổ được trưng bày ngoài trời cho du khách chiêm ngưỡng.

Họa tiết trang trí công trình kiến trúc thời Lý

Đầu ngói ống bằng đất nung trang trí với nhiều màu khác nhau thời Lê Sơ, thế kỷ 13.

Tượng đầu rồng trang trí mái thời Lê Sơ bằng đất nung

Tượng đầu chim phượng được dùng để trang trí đầu nóc mái thời Lý

Gạch, ngói úp giữa nóc mái gắn lá trang trí hình rồng thể hiện hoa văn tinh xảo của thời nhà Lý

Nhiều tầng đất và gach xếp thể hiện rõ qua các triều đại của Hoàng thành

Một đoạn cống trong hệ thống thoát nước của nhà Lý

Dấu tích con thuyền bằng gỗ từ thời Lê Sơ thế kỉ 15 – 16, dài khoảng 15 – 16m, đây là ảnh tái hiện thật con thuyền đang được bảo tồn dưới lòng đất.

Giếng nước Đại La, thế kỷ thứ 8 – 9

Giếng với kiểu gạch xếp nghiêng hình xương cá thể hiện nét văn hóa riêng của thời Trần.

Giữa khu A,B trước đây là một con sông nhỏ

Khối đất thể sự phân tầng văn hóa ở di chỉ khảo cổ Hoàng thành.