Năm 2008 – Bạn có biết?

ThienNhien.Net – Tiếp nối những thành công và bài học của năm 2007, năm 2008 sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội hợp tác, truyền thông trên toàn cầu nhằm đẩy mạnh những nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển, hướng tới các mục tiêu thiên niên kỷ vì một thế giới thịnh vượng và bền vững hơn.

Năm quốc tế về Hành tinh Trái  Đất

 
Ảnh:Year of Planet Earth

Thực ra năm quốc tế Hành tinh Trái  Đất Năm kéo dài trong 3 năm 2007 – 2009, nhằm góp phần cải thiện cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là các nước kém phát triển, bằng việc nâng cao khả năng xã hội của các nhà khoa học Trái đất thế giới.

Ba mục tiêu chính của năm là tăng cường lượng thông tin và khuyến khích các chính trị gia và các nhà ra quyết định áp dụng các tri thức khoa học Trái đất vào phát triển bền vững; nâng cao nhận thức của cộng đồng về cách thức tri thức khoa học trái đất có thể góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn; đồng thời giúp nhà khoa học địa lý sử dụng kiến thức của họ mang lại lợi ích cho cộng đồng thế giới.

Nhà lãnh đạo dự án này, nguyên Chủ tịch Liên hiệp quốc tế các khoa học địa chất IUGS Giáo sư Eduardo F J de Mulder, nói: “Quanh các bờ biển của Ấn Độ Dương, 230.000 người đã chết vì chính phủ các nước chưa nắm được nhu cầu sử dụng tri thức về khoa học địa lý  và trái đất một cách hiệu quả. Trong khi đó tri thức đã có sẵn trong kinh nghiệm thực tế và các báo cáo của nửa triệu nhà khoa học trái đất trên toàn thế giới, một tập thể các chuyên gia luôn sẵn sàng góp sức tạo nên một xã hội an  toàn hơn, khỏe mạnh hơn và giàu có hơn.

Năm quốc tế về Khoai tây 2008

 
Ảnh: FAO

Khoai tây vốn rất giàu vitamin C và Kali, có thể giúp giảm các nguy cơ suy dinh dưỡng. Trường hợp điển hình là nạn đói lớn ở Ailen đã khiến 1/10 dân cư nước này thiệt mạng vào khoảng giữa thế kỷ 19, buộc hàng trăm nghìn người phải di cư, do một loại nấm từ Mexico  đã làm hỏng khoai tây và gây ra nạn đói tràn lan.

Hiện trên thế giới 315 triệu tấn khoai tây được trồng mỗi năm, hơn ½ khối lượng đó từ các nước đang phát triển. Chỉ riêng Trung Quốc và ấn Độ đã sản xuất 1/3 số khoai tây của thế giới.

Việc tiêu thụ khoai tây ở châu Âu ngày càng giảm trong khi các nước đang phát triển lại có mức tiêu thụ tăng gấp đôi so với 40 năm trước. Trung Quốc hiện đã trở thành nhà sản xuất khoai tây nhiều nhất thế giới, vượt qua Nga, Châu Âu và Mỹ vốn được coi là các nhà sản xuất và tiêu dùng lớn nhất cây lấy củ. 

Năm quốc tế về Khoai tây sẽ cố vận động để làm rõ vai trò nhỏ bé của khoai tây trong việc cải thiện an ninh lương thực và giảm đói nghèo.

Năm quốc tế Rạn san hô

 
Ảnh: ICRI

Năm 1997 đánh dấu mốc đầu tiên cho sự thành công của Năm quốc tế Rạn san hô tại 50 quốc gia trên thế giới, với chiến dịch rộng rãi nhằm đối phó với những mối đe dọa và nguy cơ biến mất các rạn san hô cũng như các hệ sinh thái (HST) gắn liền với nó, như HST rừng ngập mặn hay HST cỏ biển.

Dựa trên thành công ban đầu, năm 2008 sẽ trở thành năm quốc tế Rạn san hô tiếp theo với các mục tiêu chủ yếu sau:
1. Nâng cao hiểu biết của cộng đồng dân cư về các giá trị văn hóa, xã hội, kinh tế và sinh thái của các rạn san hô ngầm cũng như cả hệ sinh thái ở đó.
2.  Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa đối với các rạn san hô ngầm đồng thời đưa ra các giải pháp sáng tạo và thiết thực để giảm thiểu các môi nguy hại này.
3. Đề xuất hành động khẩn cấp ở mọi cấp trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược quản lý hiệu quả vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái san hô.

Năm quốc tế bảo tồn lưỡng cư

 
Ảnh: Amphabianark

Năm 2008, Aafk sẽ dẫn đầu các vừờn thú, các vườn thực vật và các khu thủy sinh trong một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về cuộc khủng hoảng tuyệt chủng các loài lưỡng cư mang tên “Năm của loài Ếch”.

Mỗi tổ chức thành viên của bất kỳ hiệp hội vườn bách thú và khu thuỷ sinh nào cũng đều được mời tham gia chiến dịch thông qua các hoạt đông hay những cuộc triển lãm về loài lưỡng cư được tổ chức trong vườn bách thú; hay qua các website, đồ hoạ về vườn bách thú, những phương tiện giáo dục và những phương tiện thông tin đại chúng.

Số tiền thu được từ các các hoạt động sẽ được sử dụng để thành lập một Quỹ tín dụng cho các hoạt động bảo tồn loài lưỡng cư sau năm 2008.
 
Năm quốc tế về vệ sinh môi trường

 
Ảnh: UNICEF

Điều kiện vệ sinh tốt dường như là vấn đề tầm thường, ít được đa số người dân tại các nước phát triển  quan tâm. Tuy nhiên, thực tế là thế giới hiện có ít nhất 2,6 tỉ người (41% dân số thế giới) không có nhà xí hay bất kỳ điều kiện vệ sinh cơ bản nào. Hậu quả là hàng triệu người mắc phải bệnh tiêu chảy, một căn bệnh lẽ ra phòng tránh được nhưng mỗi  ngày vẫn đang lấy đi hành ngàn sinh mạng, chủ yếu là trẻ em.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã tuyên bố năm 2008 là năm cả thế giới cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức và đẩy nhanh tiến trình hướng tới mục tiêu  phát triển thiên niên kỷ nhằm giảm số người không được tiếp cận điều kiện vệ sinh cơ bản xuống còn một nửa đến năm 2015.

Những lý do căn bản, cũng là những thông điệp của năm quốc tế về vệ sinh:
1. Vệ sinh rất cần thiết đối với sức khoẻ con người
2. Vệ sinh mang lại những lợi ích về kinh tế
3. Vệ sinh góp phần phát triển nhân phẩm con người và phát triển xã hội
4. Vệ sinh có tác động tốt với môi trường
5. Cải thiện vệ sinh là việc chúng ta có thể làm được.

Năm quốc tế vì hai cực (IPY)

 
Ảnh: Hans Oerter/Alfred-Wegener-Institut

Đây là năm thứ 4 về bảo về vùng cực của trái đất, những năm trước đây là 1882-1883, 1932-1933 và 1957-1958. Thời gian diễn ra các hoạt động nghiên cứu và truyền thông về năm vùng cực lần này sẽ kéo dài từ  tháng 3/2007 đến tháng 3/2009, thu hút được hơn 200 dự án, với sự tham gia của hàng nghìn nhà khoa học từ trên 60 quốc gia trong các chủ đề nghiên cứu về vật lý, sinh học và xã hội, tập trung vào các vấn đề xảy ra tại hai cực của thế giới.