3 thủy điện trong Vườn quốc gia: Là ai cũng phải bị xử lý!

Phản đối làm tổn hại rừng, nghi ngờ về mục đích đề xuất xây dựng dự án của doanh nghiệp là nội dung bao trùm, chung nhất.

Sau khi đăng tải loạt bài điều tra đặc biệt, Báo Người Lao Động nhận rất nhiều phản hồi từ bạn đọc. Trong số hàng trăm bình luận, không có bất kỳ ý kiến nào ủng hộ sự tồn tại của 3 thủy điện trong danh sách Quy hoạch điện VIII. Phản đối làm tổn hại rừng, nghi ngờ về mục đích đề xuất xây dựng dự án của doanh nghiệp là nội dung bao trùm, chung nhất.

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: 3 dự án thủy điện lăm le thọc vào “tim” rừng

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (phần 1)

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (phần 2)

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp – “Mất tích” một nội dung quan trọng

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (phần 5)

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: “Hành tung” mập mờ, hăm hở bất thường

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Tâm tư trĩu nặng và sự e dè khó hiểu

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (phần 6)

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Cuộc gặp bất ngờ

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Bộ Công Thương đã trình Chính phủ

3 thủy điện trong Vườn quốc gia: Là ai cũng phải bị xử lý!

Không làm thủy điện ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Thêm thủy điện, sông Đồng Nai sẽ chết

Podcast | Viễn cảnh đáng lo khi thực hiện 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp 1, 2, 3

Ba dự án thủy điện Đắk R’lấp có xuất hiện trong dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII?

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Chưa thể phê duyệt kế hoạch

Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo xử lý thông tin “Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp”

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp (*): Những câu trả lời khó hiểu!

3 dự án thuỷ điện Đắk R’lấp không có trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Cánh rừng nằm bên sông Đồng Nai, trong khu vực đề xuất làm thủy điện Đắk R’lấp 1 – Ảnh TRƯỜNG NGUYÊN

Trong đó, bạn đọc  Phong bình luận: “Không biết bao giờ mới loại suy nghĩ xây thủy điện trong vùng lõi rừng của những người này. Thương cho những cánh rừng hàng trăm năm tuổi”.

Bạn đọc Giang nêu nghi vấn và tự kết luận: “Khai thác gỗ quý trong khu vực là chủ yếu! Xong thì bỏ dở, kêu hết kinh phí! Lời to!”.

Bạn đọc Trần Xuân Cảnh bức xúc, đặt vấn đề sao cứ nhăm nhăm vào Vườn quốc gia:,”Xin hãy gìn giữ cho thể hệ sau. Nếu không giúp được gì thì xin hãy đừng làm ăn kiểu này. Rất nguy hiểm”.

Bạn đọc có nickname Tam SG bày tỏ thái độ dứt khoát: “Tôi đề nghị ngừng ngay và luôn ý nghĩ làm thủy điện, vì lợi không được bao nhiêu mà hại thì gấp ngàn lần”. Nickname Coc cũng nói nên cấm tuyệt đối đụng vào rừng. Nơi nào đề xuất thì kiểm tra ngay nơi đó.

Bạn đọc Kenny đặt câu hỏi phát triển năng lượng sạch mà lấn rừng làm thủy điện thì sạch chỗ nào. Và gần như ngay lập tức bạn đọc Hungvo71267@… trả lời: “Bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ gìn giữ rừng, đừng vì những sự đánh tráo khái niệm của những người lòng dạ có vấn đề mà gây tổn hại rừng. Hy vọng Chính phủ sẽ có động thái đúng đắn về rừng và xử nghiêm trong trường hợp có những người xấu nhăm nhe che mắt lãnh đạo để phá rừng.

Cây sao hơn 100 năm tuổi trong khu vực đề xuất dự án thủy điện Đắk R’lấp 2 – Ảnh TRƯỜNG NGUYÊN

Bạn đọc Lê Dân mở rộng vấn đề khi đề nghị kiểm tra đơn vị có trách nhiệm đưa ba dự án thủy điện nói trên vào Quy hoạch điện VIII. Bạn đọc Nguyễn Long bày tỏ không ngờ những người đề xuất làm thủy điện lại có thể hời hợt đến thế. Nếu đề xuất này được thông qua thì dù là ai cũng phải bị xử lý.

Nickname Hen đồng tình: “Bất cứ cơ quan nào dùng quyền lực để cho phá rừng vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên để làm thuỷ điện, vi phạm luật bảo vệ rừng đều là lợi ích nhóm!”

Bạn đọc Lê Trung Tín đề nghị: “Bộ Công thương, Bộ TNMT có ý kiến đi chứ. Nhanh lên kẻo không còn kịp nữa…”.

Theo nhiều bạn đọc nên tập trung đầu tư cho năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…, hạn chế phát triển các dự án thủy điện nhằm bảo vệ tài nguyên rừng.

Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc bày tỏ sự trân trọng quá trình tác nghiệp dấn thân và chuyên nghiệp của nhóm phóng viên Báo Người Lao Động.

“Cám ơn nhóm phóng viên Báo Người Lao Động đã chịu gian nan vất vả, để đưa ra ánh sáng một vụ việc nghiêm trọng xâm phạm rừng quốc gia Cát Tiên của nhóm lợi ích mang tên Thủy điện này. Nếu triển khai thì không biết sự thiệt hại cho đất nước như thế nào!” – Ý kiến của bạn đọc Bình Nguyên.

Bạn đọc Nguyễn Đức Toản cũng nói: “Chúng tôi rất vui mừng và cảm động vì trong hơn 10 năm qua, Báo Người Lao Động vẫn giữ nguyên quan điểm bảo vệ rừng Cát Tiên nghiêm ngặt. Chúng tôi mong trong Tờ trình lần 4 của Bộ Công Thương cho Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII sẽ không đưa 3 thủy điện Đắk R’Lấp 1-2-3 vào nữa. Trân trọng”.

Rất giá trị

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết VQG Cát Tiên chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý báu không riêng của Việt Nam mà là cả thế giới. Ở đây hiện có 357 loài chim, 83 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư, 156 loài cá nước ngọt nằm trong Sách đỏ Việt Nam hoặc Sách đỏ thế giới (Danh lục IUCN).

Đặc biệt, có các sinh cảnh của quần thể voi châu Á (Elephas Maximus) từ 9-11 cá thể; quần thể bò tót (Bos gaurus) với 110 cá thể; bò rừng (Bos banten) với khoảng 8 – 10 cá thể.