Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp (*): Cuộc gặp bất ngờ

Không chỉ bất ngờ trước danh tính người đối diện, những lý lẽ mà phía doanh nghiệp đưa ra liên quan 3 dự án thủy điện còn khiến chúng tôi đi từ lạ lùng này tới lạ lùng khác.

Trong lúc loay hoay vì chưa thể tìm ra trụ sở Công ty CP Đầu tư và Phát triển năng lượng sạch Tây Nguyên (Công ty NLS Tây Nguyên) để làm việc thì bất ngờ chúng tôi nhận điện thoại từ ông Nguyễn Văn Quý, Giám đốc Công ty NLS Tây Nguyên, hẹn gặp trao đổi thông tin. Cuộc gọi diễn ra ngay sau khi chúng tôi đăng ký làm việc và gửi lại câu hỏi, số điện thoại liên lạc tới các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng.

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: 3 dự án thủy điện lăm le thọc vào “tim” rừng

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (phần 1)

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (phần 2)

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp – “Mất tích” một nội dung quan trọng

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (phần 5)

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: “Hành tung” mập mờ, hăm hở bất thường

ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Tâm tư trĩu nặng và sự e dè khó hiểu

VIDEO ĐIỀU TRA: Bất ngờ với 3 dự án thủy điện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (phần 6)

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Cuộc gặp bất ngờ

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Bộ Công Thương đã trình Chính phủ

3 thủy điện trong Vườn quốc gia: Là ai cũng phải bị xử lý!

Không làm thủy điện ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Thêm thủy điện, sông Đồng Nai sẽ chết

Podcast | Viễn cảnh đáng lo khi thực hiện 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp 1, 2, 3

Ba dự án thủy điện Đắk R’lấp có xuất hiện trong dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII?

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp: Chưa thể phê duyệt kế hoạch

Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo xử lý thông tin “Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp”

Bất an với 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp (*): Những câu trả lời khó hiểu!

3 dự án thuỷ điện Đắk R’lấp không có trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Lãnh đạo 2 công ty

Khi gặp mặt, ông Quý giới thiệu người đi cùng là Trần Văn Phương, phụ trách kỹ thuật của Công ty NLS Tây Nguyên. Chúng tôi nhận ra đây cũng chính là ông Trần Văn Phương, Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng thủy điện của Tập đoàn Đức Long Gia Lai – doanh nghiệp đề xuất 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nhưng bị Chính phủ loại khỏi Quy hoạch Điện VII hồi năm 2013 do chiếm hàng trăm ha vùng lõi Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên.

Vị trí dự kiến làm thủy điện Đắk R’lấp 1 .Ảnh: HOÀNG HẢI

Còn ông Quý, ngoài đại diện pháp luật Công ty NLS Tây Nguyên hiện cũng là Phó Giám đốc Công ty CP BOT&BT Đức Long Đắk Nông (thuộc Tập đoàn Đức Long Gia Lai). Về mối quan hệ này, ông Quý nói: “Mấy anh em góp vốn vào làm chứ không liên quan gì Đức Long Gia Lai”(!?)

Tại cuộc trao đổi, sau khi chúng tôi đưa ra các bằng chứng cho thấy Công ty NLS Tây Nguyên đang thuê đơn vị khảo sát trong khu vực mà công ty đề xuất bổ sung quy hoạch 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp 1, 2, 3, ông Quý thừa nhận công ty đã nghiên cứu những dự án này mấy năm nay. “Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung 3 dự án vào Quy hoạch Điện VIII. Tuy nhiên cũng đưa ra một số vấn đề như diện tích chiếm rừng, các loại rừng, nếu rừng phải chuyển đổi thì phải làm rõ thuộc cấp nào. Vì vậy, chúng tôi có thuê Công ty Tư vấn và Xây dựng 23 đi đo đạc lại chính xác, làm rõ các vấn đề. Trên cơ sở đó rà soát lại tất cả rồi báo cáo các sở ban ngành, bộ ngành liên quan” – ông Quý nói.

Trước việc tháng 8-2023, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản không chấp thuận đề nghị của công ty về việc khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi 3 dự án thủy điện, ông Quý nói: “Cái này là Quy hoạch Điện VIII rồi. Bên công ty cũng theo dự án ngay từ đầu, bây giờ bắt buộc phải làm cho rõ một số nội dung yêu cầu cho nên công ty mới đi (khảo sát – PV) như vậy. Nếu không có Quy hoạch Điện VIII thì không thể đi được… Nếu không làm như vậy thì 3 dự án vẫn ở nguyên”.

Theo chúng tôi, ông Quý thừa biết 3 dự án chỉ mới đưa vào Quy hoạch Điện VIII. Những bước tiếp theo để tiến tới xây dựng phải tuân thủ quy định pháp luật. Việc chính quyền chưa cho phép khảo sát, báo cáo nghiên cứu khả thi mà doanh nghiệp vẫn tiến hành khảo sát là không đúng.

Giải thích khác thực tế

Trong cuộc trao đổi, chúng tôi hơn một lần đặt vấn đề vì sao doanh nghiệp cứ nhắm vào vùng lõi VQG Cát Tiên và rừng phòng hộ Nam Cát Tiên để đề xuất bổ sung quy hoạch 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp 1, 2, 3. Việc xác định lõi rừng hay phân khu bảo vệ nghiêm ngặt không phải do báo chí nhận định mà là xác nhận của kiểm lâm thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Cát Tiên khi đưa chúng tôi đi thực tế cũng như đại diện VQG Cát Tiên tại cuộc họp các bên của tỉnh Lâm Đồng vào ngày 23-10-2020 mà chính ông Quý là người có tham gia và ký tên.

Tuy nhiên, ông Quý tránh trả lời trực tiếp câu hỏi này mà vòng sang câu chuyện địa hình. “Tôi biết các anh cũng đi khảo sát kỹ rồi. Thật ra 3 dự án đó, đi vào trong rừng, thực tế lội xuống sâu với dốc đứng như thế này (ông Quý đưa tay dạng chữ V để diễn tả – PV), khi leo lên ai mà yếu tim thì chắc xỉu vì nó vách đứng như thế. Toàn bộ 2 bên dòng sông là tre nứa, lồ ô các thứ chứ còn nói là gỗ thuộc các nhóm thì tôi nói thật các anh cứ đi xem”(!?)

Thực tế, hình ảnh chúng tôi ghi nhận các tọa độ đề xuất đưa vào quy hoạch 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp 1, 2, 3, đặc biệt 2 bên dòng sông Đồng Nai, có rất nhiều cây gỗ lớn, giá trị cao như cây sao to đến vài người ôm.

Không thể đánh đồng

Ông Quý cũng phân bua 3 dự án thủy điện Đắk R’lấp 1, 2, 3 sẽ không như các thủy điện trước đây có hồ thủy điện chiếm diện tích lớn đến cả ngàn ha mà chỉ là ngăn sông Đồng Nai rồi đặt tua-bin Kaplan ở đáy sông để chạy máy. Vì vậy, hồ thủy điện sẽ không chiếm diện tích lớn. “Chúng tôi khẳng định mỗi dự án diện tích chiếm rừng không quá 50 ha” – ông Quý quả quyết.

Tuy nhiên, chúng tôi dẫn phân tích ở những số báo trước và biên bản làm việc ngày 23-10-2020 của các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng (có ông Quý tham dự) thì không như ông Quý nói. Theo số liệu cơ quan chức năng đo trên mặt thoáng bản vẽ từ các tọa độ của cụm đầu mối, nhà máy, kênh xả, hồ thủy điện (chưa tính bãi thải, đường điện, đường giao thông) của 3 dự án thì diện tích đã lên trên 464 ha. Trước những dẫn chứng này, ông Quý phân bua: “Đó chỉ mới là số liệu sơ bộ. Chính như vậy mới làm lại, thuê đơn vị tư vấn vào đo đạc để chuẩn xác lại số liệu. Nếu nhanh thì phải sang năm mới có số liệu”.

Khi chúng tôi nói thẳng không thể đánh đổi môi trường, ông Quý trả lời rằng đồng ý. “Nhưng mà ví dụ dự án này, chỗ này tôi lấy 50 ha nhưng trồng lại chỗ khác hơn 50 ha chẳng hạn, như vừa rồi anh thấy dự án Ka Pét đó. Cái thứ 2 nữa là đánh đổi nhưng tính đến hiệu quả kinh tế, cái nào nó cao hơn”.

Không hiểu Giám đốc Công ty NLS Tây Nguyên cố tình hay nhầm thật khi dự án hồ Ka Pét (Bình Thuận) là hồ thủy lợi nhằm phục vụ dân sinh, hoàn toàn khác mục đích kinh doanh thủy điện. Hơn nữa, ông Quý cũng không nói rõ khi lấy 1 khu rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia hàng trăm năm tuổi thì phải trồng bao nhiêu khu rừng sản xuất mới bù đắp được.

Giám đốc Công ty NLS Tây Nguyên cũng thừa nhận 5 năm nữa công ty chưa chắc đã làm được 3 dự án thủy điện này vì còn phải tham gia đấu thầu dự án và… chưa chắc trúng. Trong khi đó, tại văn bản số 09/NLSTN-KT của Công ty NLS Tây Nguyên gửi UBND tỉnh và Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng hôm 24-6-2023, do chính ông Quý ký, đề nghị được khảo sát, lập báo cáo khả thi, đã đưa ra mục tiêu “Sớm triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào vận hành giai đoạn 2026-2030”.

Nhiều băn khoăn

Ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông cho biết năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp bàn và chỉ ra hậu quả mất diện tích rừng lớn nếu xây thủy điện. Tuy nhiên, gần đây ông có nghe thông tin bên ngoài là doanh nghiệp mong muốn đầu tư và việc này thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

“Nếu Quốc hội thông qua thì tỉnh chấp hành. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân tôi thì rất băn khoăn, lo lắng vì mất diện tích rừng rất lớn. Đây là khu vực vùng lõi của rừng phòng hộ Nam Cát Tiên, cây cối rất dày. Để trồng 1 ha rừng rất khó huống chi mất cả mấy trăm ha rừng” – ông Chiến bày tỏ lo ngại.

Phủ nhận sự liên quan

Đề cập việc không tìm ra trụ sở Công ty NLS Tây Nguyên tại tổ 3, phường Nghĩa Trung, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (tổ trưởng tổ 3 xác nhận công ty từng thuê nhà để đặt trụ sở nhưng sau đó chuyển đi đâu không ai biết), ban đầu ông Quý nói có lẽ địa phương không nắm vì công ty không đặt bảng hiệu, sau lại nói có đặt bảng hiệu nhưng… gió giật rơi.

Cán bộ kiểm lâm kiểm tra khu vực vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên – vị trí dự kiến làm thủy điện Đắk R’lấp 2 Ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

Liên quan đến văn bản số 2064 ngày 22-4-2022 của UBND tỉnh Đắk Nông gửi Chính phủ và Bộ Công Thương về đăng ký danh mục các dự án điện có nhắc tới Công văn số 09/NLSTN-KT ngày 2-4-2022 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng sạch Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Đức Long Gia Lai, ông Quý trả lời: “Không biết như thế nào nhưng không liên quan gì phía Tập đoàn Đức Long Gia Lai cả. Ở đây tôi là giám đốc” (!?).

Ông Nguyễn Văn Quý .Ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

NHÓM PHÓNG VIÊN

Nguồn: