Cận cảnh vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Bình Phước

Ngày 1.10, Lao Động đăng bài: “Phát hiện một vụ phá rừng lấy gỗ ở tỉnh Bình Phước”, phản ánh vụ phá rừng nghiêm trọng được lực lượng kiểm lâm và cơ quan chức năng huyện Đồng Phú phát hiện, xảy ra tại khoảnh 7, tiểu khu 363, Nông – lâm trường Tân Lập, thuộc Cty TNHH MTV caosu Bình Phước. Mới đây, PV Báo Lao Động đã vào tận hiện trường vụ phá rừng này.

Tận mắt chứng kiến những vết thương còn đang rỉ máu từ cây rừng, chúng tôi không khỏi xót xa, bàng hoàng… Không chỉ những cây rừng to cỡ một vòng ôm; hơn thế, một số gốc cây cày cổ thụ, chu vi từ 2 – 8 m, cũng bị cưa hạ một cách tàn nhẫn. Bất chấp lệnh cấm của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng, những kẻ giấu mặt vẫn ngang nhiên huỷ hoại những cánh rừng còn sót lại ở tỉnh Bình Phước…

Một gốc cây cày (kơ nia) có chu vi 8,6m đã bị lâm tặc cưa hạ lấy gỗ. Cây cày này tại khoảnh 7, tiểu khu 363, thuộc sự quản lý của Nông lâm trường Tân Lập, Công ty TNHH MTV caosu Bình Phước. Ảnh: H.H
Dùng dao vạt một góc gốc cây, vỏ cây vẫn còn tươi, cho thấy cây cổ thụ này mới bị cắt hạ gần đây. Ảnh: H.H
Hàng chục cây rừng đã bị chặt hạ. Ảnh: H.H
Nhiều cây rừng bị chặt hạ có đường kính từ 25-75cm. Ảnh: H.H
Trên mỗi vết cắt vẫn còn mã số do lực lượng kiểm lâm ghi đánh dấu và ghi ngày phát hiện vụ phá rừng (19.7.2018). Ảnh: H.H
Nhiều cây bị chặt hạ, lâm tặc chưa kịp đưa gỗ ra khỏi hiện trường. Ảnh: H.H
Rất nhiều thân gỗ dài từ 15-25m vẫn còn nằm ngổn ngang. Ảnh: H.H
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, những cây rừng bị lâm tặc chặt hạ thuộc các loại cây: Lòng mang, chò chai, dái ngựa, xoài…, xếp từ nhóm III – nhóm VIII. Ảnh: H.H
Trong khi những cây có đường kính từ 25-75cm, được lực lượng kiểm lâm đánh số thống kê khi phát hiện ra vụ phá rừng ngày 9.7.2018, thì một số cây cổ thụ lớn có chu vi từ 2-8,6m vẫn không được đánh số (?). Ảnh: H.H
Hiện nay, vạt từng gốc cây, vỏ cây vẫn còn chảy nhựa, tươi nguyên. Ảnh: H.H
Nguồn: