Môi trường tại khu vực vỡ đập thủy điện ở Lào đứng trước nguy cơ ô nhiễm

Sau khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện ở bản Hồ Coong, huyện Sanamxay (tỉnh Attapeu, Lào), bên cạnh nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích và hỗ trợ người dân sơ tán tới vùng an toàn, cơ quan chức năng Lào cũng gấp rút tiến hành các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường tại khu vực.

Ngày 28-7, theo ghi nhận của PV Báo SGGP tại hiện trường, dù lũ đã qua nhiều ngày nhưng bùn lầy vẫn bao phủ phần lớn đường giao thông tại bản Hồ Coong, huyện Sanamxay.

Vấn đề nước sạch phục sinh hoạt của người dân đang gặp nhiều khó khăn.


Người dân bơm nước từ giếng ngay cạnh xác 2 con lợn đã chết nhiều ngày. Ảnh: Đoàn Kiên

Trong khi đó, tình trạng xác động vật bị chết nhiều ngày, bốc mùi hôi thối cũng chưa được xử lý khiến cho tình trạng ô nhiễm trong vùng thiên tai càng trở nên trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh dịch rất cao.

Sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể dọn được số bùn, sình bao phủ phần lớn đường giao thông, khu dân cư. Ảnh: Đoàn Kiên

Người dân trong vùng chịu tác động của vỡ đập thủy điện đang sinh hoạt trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ bệnh dịch cao. Ảnh: Đoàn Kiên

Lực lượng cứu hộ sử dụng nhiều phương tiện như ô tô, xuồng và cả máy bay trực thăng để đưa những người trong vùng bị ngập ra các khu trại tập trung. Ảnh: Đoàn Kiên
Nhiều người dân được đưa tới các khu tập trung để được hỗ trợ nhu yếu phẩm, nước sinh hoạt. Ảnh: Đoàn Kiên

Theo thống kê của tỉnh Attapeu, hiện có hơn 5.800 người dân thuộc 13 bản bị ngập nước được sắp xếp, di dời ra các khu, trại tập trung ở huyện Sanamxay.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ít hộ dân còn ở lại trong các ngôi nhà vừa bị lũ tràn qua, với điều kiện sinh hoạt không đảm bảo.