Các nước Đông Nam Á có thể giúp bình ổn giá lúa gạo thế giới

ThienNhien.Net – Theo các nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nước ASEAN có thể góp phần hạ nhiệt giá lúa gạo thế giới nếu nới lỏng hạn chế xuất khẩu, giảm bớt dự trữ quốc gia, chấn chỉnh lại chương trình trợ giá lúa gạo và mở rộng hợp tác.

Giá gạo năm 2007-2008 tăng vọt một phần là do các nước hạn chế xuất khẩu và sự ồ ạt mua vào của các nước nhập khẩu. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Thương mại lúa gạo ASEAN thì việc hạn chế thương mại lúa gạo trong khu vực đã đẩy giá gạo thế giới lên mức 149%.

Ảnh minh họa: Ricenews

Giả định với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như hiện nay, sản lượng gạo ASEAN được dự đoán sẽ tăng 1.37% mỗi năm, trong đó thu hoạch tăng 1,22%/năm và diện tích thu hoạch tăng 0,15%/năm vào năm 2022.

Theo Lourdes Adriano, Phụ trách Thực nghiệm về Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển Vùng Bền vững (thuộc ADB), thị trường lúa gạo đang ổn định và sản lượng hiện tại có thể đảm bảo ổn định về giá; tuy nhiên các nhà lãnh đạo cần cân nhắc các quyết sách và hành động trên tầm khu vực.

Các nghiên cứu khuyến cáo các nước nhập khẩu lúa gạo giảm mục tiêu dự trữ quốc gia, và nước xuất khẩu gạo giảm bớt hạn chế xuất khẩu để bình ổn giá cạo.

Thái Lan được dự đoán sẽ quay lại vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo nhưng chương trình trợ giá của chính phủ nước này đang gây thiệt hại cho việc xuất khẩu gạo. Hiện Thái Lan đang mua gạo của Việt Nam qua Campuchia để đảm bảo lượng xuất khẩu của mình.

Campuchia, Lào và Myanmar có tiềm năng sản xuất lớn nhờ có đất đai và nguồn nước dồi dào nhưng để tận dụng được những tiềm năng đó, cần nhiều đầu tư vào công tác vận chuyển và chế biến sau thu hoạch.