Khai thác cá quá mức đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

ThienNhien.Net – Trước nhu cầu thế giới đối với nguồn thực phẩm từ cá ngày càng gia tăng, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) kêu gọi chính phủ các nước tìm kiếm giải pháp quản lý hiệu quả nhằm xây dựng nghề cá bền vững và loại bỏ tính cạnh trạnh thiếu công bằng do đánh bắt cá trái phép hoặc các hợp đồng khai thác gian lận, đồng thời nên coi đó là ưu tiên trong các chương trình nghị sự.

Tàu đánh bắt cá ngừ (Ảnh: WWF)

Báo cáo Hin trng Ngh cá và Nuôi trng thy sn Thế gii năm 2012 (SOFIA 2012) của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) ước tính năm 2009 có tới 57% vùng đánh bắt ngoài khơi bị khai thác ở mức tối đa và 30% nguồn lợi hải sản bị đánh bắt quá giới hạn cho phép.

Cũng theo báo cáo trên thì nghề cá đang tạo sinh kế cho từ 10 – 12% dân số thế giới (tương đương từ 660 – 820 triệu người) và hiện nay có khoảng 4,3 tỷ người vẫn phụ thuộc vào cá như nguồn cung cấp protein chính.

Ngoài ra, vấn đề quản lý các tàu, thuyền hoạt động trái phép, không đăng ký hoặc không trình báo đang là một khâu yếu, đặt gánh nặng lên các nước ven biển, chính quyền khu vực có cảng cá và các ngư trường lớn…

Theo đó, báo cáo đề nghị các quốc gia cần đẩy mạnh việc ban hành và thực thi những công cụ cần thiết như Hiệp định về các giải pháp của chính quyền cảng, hay Bản ghi nhớ toàn cầu về các tàu, thuyền khai thác cá để có thể loại bỏ dần tình trạng đánh bắt cá trái phép; đồng thời thúc giục ngành công nghiệp cá nhanh chóng ứng dụng bộ công cụ theo dõi, quan sát tàu, thuyền đánh bắt và chuyên chở cá dựa trên công nghệ điện tử và vệ tinh AIS.

Với nghịch lý sự phụ thuộc của người dân vào nguồn cá ngày càng lớn, trong khi tới 87% lượng cá biển toàn cầu đang bị khai thác tối đa, thậm chí vượt ngưỡng, WWF cho rằng nên thiết lập phương pháp tiếp cận phòng ngừa kết hợp bộ giải pháp dựa vào khoa học và cách nhìn nhận tổng thể hệ sinh thái nhằm quản lý nguồn tài nguyên thủy sản một cách bền vững.

Hiện WWF đang nỗ lực tìm hiểu giá trị kinh tế tương lai của các đàn cá một khi chúng được phục hồi và quản lý bền vững thông qua việc thành lập Thể chế Tài chính Phục hồi các hệ sinh thái biển (FIRME) – một cơ quan ứng dụng mô hình đầu tư cho hoạt động bảo tồn mà không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của con người.