Các dự án phát triển và người dân bản địa

ThienNhien.Net – "Phát triển”, thuật ngữ vốn không tồn tại ở hầu hết ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, nhưng khi ghép với "dự án" nó đã trở thành nhân tố đảo lộn cuộc sống của những dân. Các dự án phát triển rõ ràng đã mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhưng nó đã mang lại gì cho người dân bản xứ – những người mà trong nhiều trường hợp đã phải đánh đổi cả nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình cho những mục tiêu kinh tế nhân danh “phát triển”?


Thực tế cho thấy rất nhiều người dân tộc thiểu số đã bị cưỡng bức hoặc bị thuyết phục rời khỏi vùng đất gắn bó lâu đời của họ để nhường chỗ cho các dự án công nghiệp lớn, các nhà máy năng lượng… Nhưng đến khi sự phát triển này đạt được những kết quả đáng kể thì chính những người dân bản địa lại bị lãng quên và thứ mà phát triển mang lại cho họ là tỉ lệ nghèo đói gia tăng cùng các vấn đề sức khỏe, tội phạm mới nảy sinh.

Các tộc người thiểu số cũng là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng từ tác tác động của biến đổi khí hậu, dẫu cho lối sống của họ không hề phát thải cácbon.

Các thống kê điều tra cho thấy, trong khi các dân tộc thiểu số chỉ đóng góp 5% dân số thế giới – khoảng 370.000.000 người – thì họ lại chiếm tới một phần ba số 900 triệu người sống ở mức cực kì nghèo khổ của thế giới.

Những mối quan ngại về quyền lợi của các dân tộc thiểu số cũng đã được nhấn mạnh trong báo cáo mang tính đột phá của Liên Hợp Quốc “Nhà nước của Nhân dân bản địa Thế giới” mới được công bố gần đây.

Những số liệu thống kê được báo cáo công bố đã minh chứng cho những nghịch cảnh mà người bản địa ở cả các nước đang phát triển và cả ở nước phát triển đang phải trải qua. Dinh dưỡng nghèo nàn, phúc lợi hạn chế, nguồn lực thiếu thốn và ô nhiễm là tất cả các yếu tố góp phần vào tình trạng đáng báo động về sức khỏe của các tộc người thiểu số toàn cầu.

Báo cáo cũng cho thấy tuổi thọ của người thiểu số thấp hơn tới 20 năm so với các dân tộc khác, trong khi đó, tỉ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh cao cùng với suy dinh dưỡng, dịch bệnh, tỷ lệ tự tử cao.

Sự phát triển lẽ ra phải tạo ra những cơ hội thực sự và trao quyền cho các dân tộc thiếu số sống theo cách riêng của mình. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp cho họ khả năng được tiếp tục sống trên vùng đất của mình, được quyết định cách thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời quyết định những loại hình phát triển văn hóa, kinh tế và tinh thần mà họ theo đuổi.

Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của hơn 16 đại diện cộng đồng người bản xứ trong Hội nghị của UNDP hướng tới kỷ niệm 20 năm Báo cáo Phát triển Con người. Hội nghị được tổ chức để xem xét lại các khái niệm về chỉ số phát triển con người. Cộng đồng các dân tộc thiểu số đã được mời tham dự để đảm bảo rằng những mối quan tâm của họ về quyền tự quyết, việc bảo tồn văn hóa, bản sắc và tâm linh được sẽ được xét tới trong bất kỳ hình thức phát triển nào.