Công bố Báo cáo môi trường Quốc gia 2008

ThienNhien.Net – Chiều 20/04, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã công bố Báo báo cáo môi trường Quốc gia 2008.-Môi trường Làng nghề Việt Nam. Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh “việc giải quyết ô nhiễm làng nghề là một việc khó; đòi hỏi giải pháp tổng hợp, trong đó sự hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng”.

Thực tiễn cho thấy, làng nghề đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tẽ-xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tuy nhiên làng nghề với sự hình thành và phát triển mạng lưới tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp; mặt bằng sản xuất hạn chế; thêm vào đó, ý thức người dân làng nghề trong bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe còn hạn chế…đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của cư dân làng nghề.

Việc đánh giá, phân tích nguyên nhận, hiện trạng, tác động và xu hướng các vấn đề có liên quan đến môi trường tại các làng nghề sẽ trợ giúp cho việc điều chỉnh và bổ sung các chính sách, kế họach và giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, nôi trường sống của cộng đồng dân cư.

Báo cáo Môi trường làng nghề Việt Nam phản ánh vấn đề bức xúc của các làng nghề trong giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Chương 2 của báo cáo tập trung phân tích cụ thể về hiện trạng đặc trung ô nhiễm từ sản xuất của 6 nhóm làng nghề chính -chế biến lương thực, thực phẩm ,chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộn, ươm tơ, thuộc da; sản xuất vật liệu xây dựng và khá thác đá; tái chế phế liệu; thủ công mỹ nghệ; và các nhóm ngành khác.

Tùy hoại hình sản xuất, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm khác nhau. Ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các làng nghề chế biến lượng thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, làng nghề tái chế giấy (ô nhiễm hữu cơ), dệt nhuộm (nước thải chứa nhiều hóa chất), tái chế kim loại (ô nhiễm kim loại nặng). Trong khi đó, ô nhiễm không khí diễn ra nặng nề tại các làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựg và khai thác đá (ô nhiễm bụi), làng nghề tái chế phế thải (ô nhiễm bụi chứa kim loại nặng và vật liệu độc hại). Vấn đề chung nhất đối với các làng nghề là phần lớn chất thải rắn không được thu gom, xả thẳng vào môi trường. Theo dự báo, ô nhiễm không khí, nước và đất ở làng nghề còn diễn biến phức tạp nếu không kịp thời cương quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật.

Ô nhiễm làng nghề là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch cho người dân lao động và sinh sống ở chính làng nghề. Xu hường này đang gia tăng trong những năm gần đây. Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm năng suất nông nghiệp tại các địa phương, tác động xấu trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế xã hôi; gây ra các tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn tới xung đột môi trường tại làng nghề.

Công tác bảo vệ môi trường làng nghề còn nhiều tồn tại: chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường làng nghề chưa rõ ràng; thiếu các quy định pháp luật đặc thù cho bảo vệ môi trường làng nghề; quy hoạch không gian gắn với bảo vệ môi trường làng nghề còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng ô nhiễm lan rộng; chưa thu được các loại phí bảo vệ môi trường đối với chất thải tại làng nghề; xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa nghiêm; công tác thanh tra, giám sát, quan trắc môi trường còn yếu kém; nguồn nhân lực, tài chính trong bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu và chưa huy động được các nguồn lực xã hội.

Chương 5 của báo cáo kiến nghị 5 vấn đề mang tính chất định hướng cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Một là các cấp quản lý Trung ương tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Hai là các cấp quản lý địa phương cần chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường và xử lý chất thải đối với làng nghề đang hoạt động, xử lý triệt để các cơ sở làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ba là các bộ, ngành tập trung thực hiện, áp dụng đồng bộ các giải pháp khuyến khích và các giải pháp hạn chế, nghiêm cấp. Bốn là các hộ sản xuất, doanh nghiệp có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và cấn sớm loại bỏ các công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm là cộng đồng tăng cường các hình thức tham gia , hỗ trợ trực tiếp cho các cơ quan quản lý môi trường địa phương để bảo vệ môi trường làng nghề.