Tăng hiệu quả kỹ thuật để cứu sống cây trồng

ThienNhien.Net – Mặc dù đã có rất nhiều biện pháp bảo tồn rừng như: cấm khai thác rừng trái phép, yêu cầu giấy chứng nhận khai thác, trồng rừng, đánh thuế các sản phẩm lâm nghiệp, khuyến khích quản lý rừng tốt và chuyển giao quyền quản lý rừng…diện tích rừng bao phủ trên trái đất vẫn đang tiếp tục giảm sút với tỷ lệ đáng báo động.

Một nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á đã đưa ra một biện pháp mới. Đó là tăng cường hiệu quả của kỹ thuật.

Một nghiên cứu tại nhà máy cưa ở Sri Lanka đã cho thấy, hiệu quả kỹ thuật được nâng cao trong quá trình chế biến gỗ làm giảm lượng gỗ bị đốn và vì vậy làm giảm áp lực đối với rừng tự nhiên. Phát hiện này chỉ ra rằng với hiệu quả nâng cao này có thể được tính bằng lượng sản phẩm đầu ra với cùng một lượng gỗ đầu vào. Trái lại, cũng có thể tính hiệu quả này bằng lượng nguyên liệu gỗ thô hay lượng gỗ chế biến đầu vào có thể được giảm 28% trong khi sản xuất cùng một gỗ để bán.

Việc đốn gỗ hợp pháp và bất hợp pháp sẽ tiếp tục dù gặp phải sự phản đối của địa phương hay quốc tế. Dựa trên thực tế này, nghiên cứu đã kết luận những cải thiện về kỹ thuật có thể đem lại kết quả trong việc bảo vệ rừng.

Sri Lanka là một lựa chọn thích hợp cho nghiên cứu bởi vì ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước này đạt hiệu quả rất thấp. Đất nước đóng góp một phần đáng kể vào sự đa dạng sinh học toàn cầu này đã nhận thấy sự giảm sút đáng báo động tỷ lệ rừng che phủ từ 80% vào đầu thế kỷ 20 xuống còn 18% năm 1992.

Tiềm năng áp dụng mô hình hiệu quả kỹ thuật này như là phương thức mới bảo vệ những khu rừng nhiệt đới đang bị suy kiệt nhanh chóng là rất lớn. Nó cũng đồng thời tác động tới mối quan tâm về cách giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu tại thời điểm khủng hoảng hiện nay.

Các mối quan tâm này bao gồm suy giảm môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học, tách carbon để giảm thay đổi khí hậu, quản lý nguồn nước lưu thông và kiểm soát xói mòn, phương thức sinh kế của người nghèo vùng nông thôn và miền núi và việc bảo vệ chung các giá trị thẩm mỹ.

Nếu mô hình này có thể được áp dụng từ khi trồng cây đến khi sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ hay xây dựng thì có thể qua chu trình khoa học chăm sóc và chế biến đầy đủ, hiệu quả của công tác bảo vệ sẽ cao hơn. Nghiên cứu còn cho biết khi mô hình này được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu thì nó sẽ đem lại hiệu quả “sâu rộng”.