Những vấn đề về môi trường của hàng dệt may xuất khẩu sang EU

Bộ Công Thương vừa giới thiệu các quy định của EU về hàng dệt may xuất khẩu sang EU, trong đó, yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng đặc biệt đối với nhóm sản phẩm thường phục. Cùng với các quy định của Chính phủ, ở các nước EU, người tiêu dùng có nhận thức mạnh mẽ về yêu cầu môi trường với những sản phẩm mình sử dụng.

Bên cạnh luật pháp, một trong những công cụ chính của EU trong việc xúc tiến các sản phẩm môi trường là hình thức thưởng ưu đãi giảm “thuế môi trường” trên sản phẩm. Ví dụ: các hệ thống ưu đãi thường là những trợ giá thông thường và hỗ trợ kế hoạch tổ chức, tuy nhiên các hệ thống thuế này cũng hỗ trợ hệ thống ưu đãi thuế GSP xanh.

Hệ thống GSP hoạt động trên cơ sở giả định rằng những ưu đãi tăng thêm có thể được thưởng cho doanh nghiệp, cho những nhà sản xuất cam kết về vấn đề môi trường và cho những công ty nghiên cứu các kỹ thuật sản xuất sạch hơn. Ngoài ra, nguyên tắc ‘tiền phạt đối với những người làm ô nhiễm” là hiển nhiên tại EU, các chi phí ngăn ngừa và dọn dẹp ô nhiễm được quy trách nhiệm cho người gây ô nhiễm.

Phát triển kinh doanh bền vững

Trong những năm gần đây, các vấn đề về môi trường như đánh giá chu kỳ sống của sản phẩm; Sản xuất sạch hơn; Ecodesign đã trở thành những công cụ quan trọng cho các công ty khi muốn chứng minh tiến trình môi trường trên sản phẩm của họ. Trong đó, họ thường sử dụng các công cụ như:

Các nhãn sinh thái: Người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm dễ dàng được nhận diện và được gắn nhãn theo sự khuyến khích của luật pháp. Những dấu xác nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm mang tính môi trường thường được biết đến như một nhãn sinh thái (Ecolabel). Những dấu xác nhận chỉ ra rằng, sản phẩm giảm ảnh hưởng đến môi trường so với các sản phẩm tương tự. Các nhãn sinh thái mang tính chất tự nguyện nhưng đây lại là một công cụ cạnh tranh mạnh. 4 nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp dụng cho các sản phẩm may mặc thông thường là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG.

Các điều kiện lao động: Bên cạnh các nhãn hiệu sinh thái trên sản phẩm, EU cũng thực hiện những chương trình với nội dung cải thiện các điều kiện lao động trong ngành công nghiệp may. Với mục đích này, quy tắc đạo đức – Code of Conduct đã được phát triển : the “Eerlijk Handels handvest voor kleding” – EHH, Các quy định Thương mại công bằng cho ngành may mặc. Các vấn đề được xem xét là: Thanh toán lương thực; tự do trong tổ chức và đàm phán lương tập thể; Không bắt buộc làm thêm giờ; Không phân biệt đối xử; không sử dụng lao động trẻ em; các điều kiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc; các tiêu chuẩn được đưa ra dựa trên cơ sở các hiệp định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Các tiêu chuẩn về môi trường

Nếu một nhà sản xuất muốn chỉ ra cho mọi người biết rằng: mình sản xuất theo phương pháp bảo vệ môi trường, nhà sản xuất có thể tuân thủ theo các tiêu chuẩn được đặt ra cho mục đích này. Hiện tại, 2 hệ thống tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và chung nhất là ISO : 14001 và EMAS. Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO : 9000. 

Hệ thống EMAS tương đối khó đối với các doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí. Do vậy, các công ty nên sử dụng ISO : 14001.