Gia tăng chênh lệch giàu nghèo tại Châu Á

ThienNhien.Net -Theo Báo cáo của ADB, sự gia tăng của chênh lệch giàu nghèo tại các nước châu Á, sẽ đe dọa tới quá trình phát triển ở châu lục đang rất sôi động này.

Cũng theo thống kê hàng năm của Ngân hàng phát triển châu Á, những người xếp vào trường hợp nghèo đói vẫn phải lao động khổ sai tại các vùng đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, tại những nơi đang phát triển của châu Á, sự bất bình đẳng càng ngày càng gia tăng. Có một thực tế rằng, khi sự mất cân đối lien quan đến những tương xứng khác nhau về lượng, nó sẽ kéo theo sự khác nhau về giá trị tiền trên thực tế.

Sự mất cân xứng được tính theo hệ số Gini*, vào giữa những năm từ 1990 đến 2000 ngày càng tăng nhanh tại các quốc gia như Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Lào, Nê-pan, Xri-lan-ca.

Trong khoảng thời gian nói trên, sự bất bình đẳng hầu hết phát triển mạnh ở khắp mọi nơi. Một kết luận cho thấy, những điều rõ ràng trong sự chênh lệch giàu nghèo này là chất lượng cuộc sống. Ví dụ, sự tiêu dùng của lớp người giàu trong top 20% đã tăng hơn rất nhiều so với lớp người nghèo ở 20% cuối. Điều này, đã và đang xảy ra, thậm chí ở các nước mà sự mất cân đối đang giảm dần như Indonesia và Malaysia.

“Tại các vùng được coi là đang phát triển nhanh và mạnh của châu Á, việc gia tăng thu nhập thấp của người nghèo phản ánh tính yếu kém của sự phát triển theo hình mẫu. Hiện tượng mất cân đối giàu nghèo gia tăng sẽ làm yếu đi sự gắn kết của xã hội”. – Ông Ifzal Ali, nhà kinh tế học của ADB nói.

Nê – pan là một quốc gia được coi là có sự mất cân đối giàu nghèo tăng nhanh nhất trong 10 năm trở lại đây. Các nguyên nhân sau được xác đinh: xung đột chính trị, thiếu cơ hội kinh doanh. Cũng từ đây, bạo lực chính trị gia tăng.

Hiện tượng này chỉ ra một điều rằng: Trong xã hội, nếu sự giàu có chỉ tập trung trong tay một số người, sẽ là những chiếc đòn bẩy chính trị, phục vụ chủ yếu cho lợi ích của người giàu. Kéo theo đó, là sự yếu kém trong quá trình phát triển của các cơ quan chủ quản.

Như vậy, đâu là nguyên nhân của sự phân biệt giàu, nghèo đang ngày càng tăng nhanh ở châu Á?

Báo cáo của ADB, chỉ ra rằng sự gia tăng của mất cân đối trong thu nhập, giữa nông thôn và thành thị, đã và đang tạo ra những khu vực phát triển tụt hậu, thiếu sự giáo dục ở các gia đình – những nhân tố chính làm phát triển sự mất cân bằng giàu nghèo. Nguyên nhân được đưa ra là do tác động tự nhiên của quá trình phát triển. Việc phát triển không đồng đều của công nghiệp tại tất cả các khu vực của nền kinh tế, trong cùng một lúc, đã kéo theo sự gia tăng tính mất cân bằng trong các thời kỳ phát triển và cấu trúc ngành nghề.

Tại Trung Quốc, có một ý kiến thống nhất rằng mức độ chênh lệch về thu nhập giữa vùng duyên hải và nội địa sẽ tăng theo sự gia tăng mức độ mở cửa của quốc gia.

Dầu sao, những mất cân bằng và yếu kém trong chính sách vẫn đang tồn tại. Trong một vài trường hợp, thu nhập của người dân nông thôn tăng chậm chạp có nguyên nhân từ việc đầu tư yếu kém vào cơ sở hạ tầng ở khu vực này; cũng như các chính sách môi trường có sự tác động tiêu cực đến đầu tư tư nhân. Trong khi đó, sự phát triển ở các khu vực đô thị, đã không đáp ứng đủ việc làm cho nguồn lao động từ các vùng nông thôn đổ về. Thay vào đó, các cơ hội mới được tạo ra từ sự phát triển của đô thị ở các nước đang phát triển của châu Á, lại đang ưu tiên cho những người có học thức cao. Điều này càng làm trầm trọng thêm khoảng cách về thu nhập giữa người giàu, người nghèo.

Lí do của vấn đề này rất đa dạng, phức tạp; nhưng thường bắt nguồn từ sự tác động lẫn nhau giữa cải cách theo định hướng thị trường và tòan cầu hóa. Lợi ích tổng thể thu được từ cải cách theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế khá rộng. Theo đó, cần phải có các hoạch định chính sách rõ ràng.

Thứ nhất, các chính sách bổ sung nhằm kiểm soát được những tác động tiêu cực từ cải cách theo định hướng thị trường là một điều rất quan trọng. Hai ví dụ quan trọng đã được xây dựng là kỹ năng cũng như cơ chế bảo vệ xã hội và các chương trình tập huấn.

Tiếp đó, cần có một nỗ lực phối kết hợp giữa thành phần kinh tế tập trung và thành phần kinh tế tư nhân, nhằm phát triển các hoạt động kinh tế và công nghiệp. Từ đây, sẽ mang lại nhiều cơ hội mới hơn cho người nghèo.

Cuối cùng, mặc dù châu Á còn nhiều hạn chế, nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn cần thiết phải tập trung cải thiện tối đa theo chiều sâu chất lượng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản, để phù hợp với hòan cảnh.

Có thể nói rằng, sự bất bình đẳng trong cuộc sống đã có từ rất lâu và diễn biến ngày càng xấu đi, đối với hàng triệu người. Họ không đủ dinh dưỡng, sức khoẻ và không tiếp cận được với giáo dục phổ thông. Thách thức chính với chính sách chung ở đây không chỉ nằm ở chỗ làm sao để tăng mức tiêu dùng của công chúng mà còn ở chỗ bảo đảm vấn đề này phải đi theo định hướng đúng, hiệu quả và được hỗ trợ thông qua các cơ chế không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.


(*)Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý Corrado Gini, được chính thức công bố trong bài viết năm 1912. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người không có thu nhập). Hệ số này cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo.