Bật cười khoảnh khắc sóc đất thảng thốt khi phát hiện kẻ săn mồi

Sóc đất thảng thốt khi phát hiện kẻ săn mồi là một trong 14 bức ảnh giành chiến thắng cuộc thi nhiếp ảnh Động vật hoang dã thường niên của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh năm 2019.

Các nhiếp ảnh gia từ 100 quốc gia đã gửi 48.000 bài dự thi để tham gia cuộc thi này. Các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã đã leo lên những vách núi bên bờ biển ở Na Uy, đi vào sâu trong rừng rậm nhiệt đới ở Costa Rica hay lặn sâu trong vùng biển Indonesia để có được những khoảnh khắc đắt giá về cuộc đấu tranh sinh tồn của các loài động vật.

Phải mất 3 năm, nhiếp ảnh gia Audun Rikardsen mới chụp được bức ảnh đại bàng vàng này. Những con chim có sải cánh ấn tượng lên tới gần 2m. Bức ảnh giành giải vàng ở hạng mục “Hành vi” là một con đại bàng đang đậu lên cành cây ở Na Uy. (Ảnh: BI)
Nhiếp ảnh gia người Đức Ingo Arndt cũng đã trải qua một thời gian dài – 7 tháng – đi bộ theo dõi những con báo sư tử hoang dã ở vùng Torres del Paine của Patagonia, Chile trước khi chụp được bức ảnh đắt giá này – một con báo sư tử cái tấn công một con lạc đà guanaco. Theo nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, cuối cùng, con báo sư tử cái không thể ra một cú đớp chí tử giết con mồi bởi con lạc đà guanaco đã vùng ra khỏi và trốn thoát. (Ảnh: BI)
Trong một bức ảnh khác, kẻ săn mồi may mắn hơn. Có thể thấy rõ con sóc đất thảng thốt khi phát hiện con cáo. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Yongqing Bao được chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia dãy núi Qilian, Trung Quốc. Theo nhiếp ảnh gia, con sóc đất đã kịp thời báo động cho đàn khoảng 30 con dưới hang chạy trốn và nhanh chóng lao vào hang nhưng không kịp thoát khỏi con cáo đói sau thời gian dài ngủ đông. (Ảnh: BI)
Bức ảnh loài bướm chim ruồi đuôi xù (Hummingbird Hawk-Moth) đang hút mật được nhiếp ảnh gia Thomas Easterbrook chụp tại Pháp. Đây là loài côn trùng có thể đập cánh 70 lần mỗi giây. (Ảnh: BI)
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Max Waugh cho thấy một con bò rừng bizon Mỹ đang trải qua một mùa đông trắng xóa ở Công viên quốc gia Yellowstone tại Wyoming. Trong bức ảnh này, một con bò rừng bizon đang dùng đầu để đào lớp tuyết dày để tìm cỏ ở bên dưới. (Ảnh: BI)
Lạnh giá hơn cả mùa đông ở Yellowstone là Bắc cực. Bức ảnh của Jérémie Villet cho thấy hai con cừu đực đang tranh giành quyền giao phối trong một ngày âm 40 độ ở Yukon, Canada. (Ảnh: BI)
Linh dương Chiru, loài động vật bị săn đuổi gần như tuyệt chủng vào những năm 1980-1990, rất giỏi sống sót trong thời tiết lạnh giá. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Shangzhen Fan chụp. Loài linh dương này có thể sống ở nhiệt độ lên tới -40 độ C và chỉ có thể được tìm thấy ở cao nguyên Tây Tạng – Thanh Hải ở độ cao 18.000m. (Ảnh: BI)
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Stefan Christmann chụp những chú chim cánh cụt hoàng đế đực rúc vào nhau để chia sẻ và bảo tồn thân nhiệt. (Ảnh: BI)
Để bảo vệ an toàn cho các con, những con khỉ gelada của Ethiopia tụ lại ở những vách đá để ngủ, còn những con non bám vào bụng mẹ. Khoảnh khắc do nhiếp ảnh gia trẻ Riccardo Marchgiani ghi lại. (Ảnh: BI)
Nhiều động vật di cư để sinh con và nuôi con như việc di cư hàng loạt của những con ếch ở Nam Tyrol, Italia trong bức ảnh này. (Ảnh: BI)
Các nhiếp ảnh gia cần vận dụng tối đa óc sáng tạo để chụp những sinh vật nhút nhát dưới nước. Trong ảnh là một đàn cá chình cỏ gần một xác con tàu đắm, khoảnh khắc do nhiếp ảnh gia David Doubilet chụp lại. (Ảnh: BI)
Nhiếp ảnh gia 14 tuổi Cruz Erdmann giành giải thưởng với bức ảnh về con mực phát sáng trong bóng tối. Erdmann tham gia một chuyến lặn đêm ở eo biển Lembeh ngoài khơi Bắc Sulawesi, Indonesia để chụp được bức ảnh này. (Ảnh: BI)
Con nhện cua này được nhiếp ảnh gia Ripan Biswas chụp ở Tây Bengal, Ấn Độ. (Ảnh: BI)
Một binh đoàn kiến được nhiếp ảnh gia Daniel Kronauer chụp lại tại rừng mưa nhiệt đới Costa Rica. (Ảnh: BI)