Đừng để cánh cửa khép lại đối với sao la

ThienNhien.Net – Từ ngày 19 đến 21/08/2009, các nhà bảo tồn sinh học đã tề tựu tại một cuộc họp khẩn cấp tại thủ đô Viêng Chăn của Lào để tìm biện pháp giải quyết các mối đe dọa tuyệt chủng đối với một trong những loài thú bí ẩn nhất của thế giới – Sao la.


Các chuyên gia
nhận định rằng việc đánh bẫy và săn bắt có sử dụng chó hiện là mối đe dọa trực tiếp chính, dễ gây tổn thương nhất đối với sao la. Trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), sao la có tên trong danh mục cực kỳ nguy cấp”, có nghĩa là chúng đang phải đối mặt với “nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên”.

 

Vì không có cá thể nào được nuôi giữ trong các vườn thú, cũng gần như không có tài liệu nào đề cập đến khả năng nuôi nhốt thành công sao la nên nguy cơ tuyệt chủng của chúng trong tự nhiên sẽ đồng nghĩa với việc tuyệt chủng ở mức độ toàn cầu, không cn khả năng phục hồi, tái sinh.

 

Chủ đề cuộc họp lần này là Từ Kế hoạch tới Hành động”, nhằm nhấn mạnh sự cấp thiết của việc thắt chặt sự phối hợp hành động để cứu sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nhóm làm việc bao gồm cán bộ từ cơ quan lâm nghiệp của Lào và Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Trường đại học Vinh (Việt Nam), các nhà sinh học và bảo tồn từ các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) và Quỹ quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). Đóng góp ý kiến cho hội thảo, bên cạnh đó, còn có các chuyên gia từ Học viện Smithsonian và Tổ chức bảo tồn quốc tế Gilman.

 

Cuộc họp đă đi đến một cam kết thực thi hành động cụ thể trong vng 12 tháng tới, nhằm cải thiện đáng kể công tác bảo tồn loài thú này. Những khu vực trọng điểm trong các cánh rừng thuộc dăy Trường Sơn được nhấn mạnh cần được đầu tư nỗ lực để loại bỏ mối đe dọa trực tiếp tới sao la.

 

Các nhà bảo tồn cũng đề xuất cải tiến phương pháp tm kiếm sao la trong tự nhiên; thực hiện các nghiên cứu sử dụng vô tuyến điện theo di từ xa nhằm giúp hiểu rõ hơn nhu cầu bảo tồn cho loài; nâng cao nhận thức về nguy cơ tuyệt chủng của loài tại Lào, Việt Nam và trong giới bảo tồn nói chung, đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ cho công tác bảo tồn loài.

 

Ông William Robichaud, Điều phối viên Nhóm làm việc về Sao la và chủ tr cuộc hội thảo, phát biểu: “Chúng ta đang ở một thời điểm lịch sử trước một cánh cửa cơ hội rất nhỏ và đang nhanh chóng khép lại để bảo vệ loài thú đặc biệt này. Cánh cửa này có thể đă đóng lại đối với loài bò xám, nhưng các thành viên tham gia hội thảo muốn khẳng định rằng sao la không thể là loài tiếp theo.”

 

Cuộc hội thảo được tổ chức theo lời kêu gọi của Ủy ban về loài của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN SSC). Đơn vị tổ chức trực tiếp là Nhóm làm việc về Sao la thuộc Nhóm chuyên gia về thú lớn hoang dă Châu Á (www.asianwildcattle.org) – Ủy ban về loài của IUCN.

 

Hội thảo được Quỹ đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF*) tài trợ cùng với sự hỗ trợ của IUCN Chương trnh tại Lào, Tổ chức bảo tồn chim quốc tế – Chương trnh Đông Dương và Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dă toàn cầu.

 

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) thường sống tại những thung lũng hẻo lánh của dăy Trường Sơn dọc theo biên giới Lào và Việt Nam.

 

Ngay tại thời điểm được các nhà khoa học phát hiện (1992), sao la đă là một loài thú hiếm và có số lượng quần thể rất nhỏ. Các chuyên gia cho rằng kể từ đó, số lượng loài này đă suy giảm nhanh chóng và đang có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn. Điều này gợi nhớ tới số phận của loài bò xám (Bos sauveli), một loài đặc hữu ở khu vực Đông Dương có thể đă bị tuyệt chủng âm thầm ở một thời điểm nào đó trong vòng 20 năm qua.

 

Cùng với tê giác Java (Javan Rhinoceros), sao la nằm trong số ba hoặc bốn loài thú lớn ở khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

 

Về hnh dáng bên ngoài, sao la trông giống loài linh dương sa mạc ở Ả rập, nhưng thực tế loài này có quan hệ gần hơn với các giống gia súc. Các sọc màu trắng nổi bật trên mặt và cặp sừng dài thon dài tạo nên vẻ đẹp riêng biệt. Môi trường sống kín đáo của chúng ở những khu rừng ẩm ướt trong dăy Trường Sơn càng gợi nên vẻ bí ẩn của loài này.

 

Người ta hiếm khi nhn thấy hoặc chụp được ảnh sao la. Minh chứng thực tiễn cũng đã cho thấy chúng khó sống được trong điều kiện nuôi nhốt. Hiện không có bất kỳ cá thể nào được nuôi giữ trong bất kỳ vườn thú nào trên thế giới.

 

Số lượng cá thể sao la trong tự nhiên có lẽ chỉ giới hạn trong con số vài chục.

 


(*) CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương tŕnh là thu hút sự tham gia của các tổ chức xă hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.