Thiennhien.Net – Đầu tháng 3, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) phát động một chương trình phát triển bền vững cây mây nhằm góp phần bảo vệ những cánh rừng còn sót lại ở lưu vực sông Mê-kông. Chương trình này cũng được kỳ vọng sẽ giúp người dân địa phương tăng thu nhập và đẩy mạnh kinh tế.
Cũng giống như nhiều nông dân khác trong vùng, bà Tonginn Keomany, 70 tuổi, người Lào, sống ở thôn Sopphouan gần biên giới giáp Việt Nam, sống chủ yếu nhờ vào trồng lúa và các cây hoa màu với quy mô nhỏ để nuôi sống cả gia đình. Bà đang nhẩm tính những lợi ích mà gia đình bà có được ngay trong những giai đoạn đầu thử nghiệm của dự án.
“Cây mây rất có ích để chế biến thức ăn và đặc biệt để làm đồ thủ công”, bà Tonginn nói “Tôi đã đan được rất nhiều vật dụng từ cây mây có ích cho gia đình.”
Chương trình nhằm chuyển đổi sản xuất cây mây trong khu vực, cung cấp các sản phẩm từ mây mang tính bền vững và hướng tới một mô hình sản xuất sạch và hiệu quả nhờ việc giảm các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Dự án này được khởi xướng đầu tháng 3 tại Hà Nội và được kỳ vọng đến năm 2010 sẽ có 100 làng ở Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam sẽ hướng tới việc quản lý sản xuất cây mây bền một cách bền vững, xanh hơn và thân thiện với môi trường hơn.
Chương trình trồng mây bền vững là một trong những nỗ lực liên tục của WWF trong suốt ba năm qua để xây dựng một mô hình mẫu về sản xuất và thu hoạch mây bền vững tại sáu làng ở Lào và Campuchia.
Việc buôn bán các vật dụng từ mây chiếm đến 50% tổng thu nhập của người dân tại nhiều ngôi làng ở lưu vực sông Mê-kông, đóng góp lớn vào xoá đói ở các vùng xâu, vùng xa.
“Chúng tôi đã xác định được rằng thành công từ cây mây đóng vai trò quan trọng và hiện nay chúng tôi đang cố gắng nhân rộng mô hình quản lý mây bền vững này ra nhiều nơi trong khu vực,” Bouaphet Bounsourath, Giám đốc dự án tại Lào cho biết. “Mô hình này bao gồm cả việc tạo ra vườn ươm cây giống, các khu vực trồng mây, các kế hoạch nghiên cứu thí điểm cũng như các chương trình đào tạo sản xuất hàng thủ công từ mây.
“Điều tạo ra sự khác biệt nằm ở chỗ chúng tôi giúp người dân địa phương tự tổ chức và thiết lập các khu vực bảo vệ trong rừng. Trước đây, chẳng có sự kiểm soát nào cả và chất lượng quản lý rừng rất kém.”
Theo chương trình mới này, 70% doanh thu bán hàng từ mây được đưa vào quỹ của làng, góp phần nâng cấp trường học cũng như dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại điạ phương, đồng thời được trích một phần để cho các hộ khó khăn vay với lãi suất thấp. 30% còn lại được chia cho các gia đình.
“Năm ngoái người dân trong làng chúng tôi đã kiếm được 8.500.000 kip (gần 1.000 đô la Mỹ) nhờ cây mây,” Sonephet Keomany 43 tuổi, trưởng thôn Sopphouan nói.
Kết quả dự án thí điểm sản xuất và thu hoạch mây bền vững của WWF-IKEA trong ba năm qua (2006-2009) tại 6 làng của Lào và Cam pu chia cho thấy quản lý cộng đồng có thể góp phần sản xuất và quảng bá cho cây mây một cách bền vững.
Giai đoạn 2 này của chương trình được hỗ trợ bởi liên minh châu Âu với sự đồng hỗ trợ tài chính từ công ty đồ nội thất quốc tế nổi tiếng của Đức, IKEA và cơ quan phát triển tài chính Đức DEG
Một lợi ích khác mà chương trình hứa hẹn đem lại là gia tăng số lượng các công ty chế biển mây phân phối các sản phẩm thân thiện với môi trường tới Châu Âu và các thị trường khác trên toàn thế giơí.