Đầm lầy nhiệt đới lưu giữ lượng carbon nhiều hơn 80% so với đầm lầy ôn hoà

ThienNhien.Net – Khi so sánh hệ sinh thái của Costa Rica và Ohio, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng vùng đầm lầy nhiệt đới chứa lượng các bon nhiều hơn 80% so với vùng đầm lầy ôn hoà.

Ông William Mitsch và các đồng nghiệp thuộc Đại học Quốc gia Ohio, các tác giả của công trình nghiên cứu, đã phát hiện ra rằng vùng đầm lầy nhiệt đới ở Costa Rica lưu giữ khoảng 2,63 tấn carbon/ha/1năm, trong khi vùng đầm lầy ôn hoà ở Ohio chỉ chứa 1,4tấn/ha/1 năm.


Ông Mitsch phát biểu: “Việc thống kê lượng carbon tích trữ trong một khoảng thời gian cụ thể cho chúng ta thấy tỷ lệ carbon tích trữ trung bình và giá trị của mỗi vùng đầm lầy với chức năng là hầm chứa carbon. Chúng ta đã biết đầm lầy là hệ thống bảo vệ ven biển đắc lực, tuy vậy vùng đầm lầy hiện vẫn bị phá huỷ trên khắp hành tinh. Việc chứng minh rằng đầm lầy là một bộ máy lưu giữ carbon khổng lồ song có thể bị cạn kiệt có thể là lý do thuyết phục nhất để bảo vệ chúng”.


Trong khi đầm lầy là nguồn methane tự nhiên – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính cao – thì khi phân hủy, quá trình tích trữ CO2 sẽ xuất hiện để cân bằng lượng carbon bốc hơi.
 
Theo ông Mitsch: ”Một vấn đề lớn trong khoa học về đầm lầy là cân bằng trữ lượng carbon ra sao để chống lại quá trình phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Methane là khí nhà kính hấp thụ bức xạ nhiệt hiệu quả hơn khí CO2, nhưng nó cũng bị ôxi hoá trong bầu khí quyển, trong khi CO2 không bị chuyển hoá – nó là sản phẩm cuối cùng. Điều này cho thấy khu đầm lầy là hệ thống lưu giữ carbon rất hiệu quả”.