Phân bón sinh học Ah, Kh: Sản phẩm “độc chiêu“ cho cây ăn quả

Không chỉ góp phần giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, phân bón sinh học AH, KH của Công ty cổ phần Thanh Hà (Cầu Giấy – Hà Nội) còn giúp bà con thực hiện tốt phương pháp “3 giảm, 3 tăng” trên cây ăn quả, hướng tới nền nông nghiệp sạch.

Cách đây không lâu, người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã phải kêu cứu bởi sự thoái hoá của giống cam Bù. Hàng chục hecta cam ngọt của 13 xã sau nhiều năm bỗng nhiên bị chua hoá; cam quả nhỏ, vỏ sần sùi chứ không to, mọng nước như trước. Nhiều gia đình phải chặt vườn cam để trồng loại cây khác với hy vọng lấy lại vốn. Từ 202ha cam Bù, năng suất 33 tạ/ha, sản lượng 666 tấn năm 1995, đến nay, toàn huyện chỉ còn 116ha, năng suất 24, 47 t ạ/ha, sản lượng cũng giảm 58%, còn 285, 6 tấn.

Theo ông Đào Nghĩa Nhuận, Phó chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh, nguyên nhân của tình trạng trên là do cam bị bệnh vàng lá gân xanh (greening – VLG), bệnh tàn lụi (Tristeza) gây hại và bùng phát thành dịch.

Gia đình ông Lê Xuân Được ở xóm 10 (xã Sơn Trường) có 400 gốc cam Bù. Trong cuộc thi tuyển cam Bù cấp quốc gia, nhà ông có một cây đoạt giải Nhì. Tuy nhiên, sau gần 4 năm, 200 gốc cam nhiễm bệnh bị chết hàng loạt, 200 cây còn lại cũng bị rụng lá, cành và nhánh khô cong. Viện Bảo vệ thực vật, Hội Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh… đã về khảo sát nhưng cũng đành bó tay.

Tháng 05/2007, khi Công ty cổ phần Thanh Hà phun thử nghiệm phân bón sinh học lên vườn cam của ông Nguyễn Quang Thuần và ông Phan Hải Dân thì cam đã ra quả đầu mùa. Những cây có hiện tượng vàng lá đều được phun AH và KH. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của phân bón sinh học.

Đến tháng 11/2007, ông Hải đều phấn khởi vì cây phát triển tốt, sai trái. Đặc biệt, những gốc cam được phun phân bón sinh học AH, AK đều cho trái to, vỏ mỏng, sáng bóng, quả cho nhiều nước và ngọt hơn trước. Ông Thuần khoe: “Tôi tưởng sau vụ này sẽ phải chặt bỏ vườn cam, vậy mà nhờ chế phẩm sinh học của Công ty Thanh Hà, năng suất đã tăng đáng kể. Gia đình tôi đã thu được trên 40 triệu đồng từ cam, mức cao nhất từ trước đến nay”.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao AH, KH lại có thể giúp cây cam chống được bệnh lá vàng gân xanh, nhiều nông dân ở Hương Sơn cho biết: Khi lúa, hoa màu, cây ăn quả yếu hoặc bị bệnh, phân bón sinh học của Thanh Hà sẽ giúp cây tăng khả năng miễn dịch; làm phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương; kích thích đẻ nhánh; chống rụng lá, hoa, quả non; tăng chất lượng nông sản…

Nhờ cơ chế này, khi sử dụng chế phẩm, nông dân còn giảm được 10 – 30% lượng phân vô cơ, 20 – 30% lượng thuốc trừ sâu mà cây trồng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng. Ngoài ra, AH, KH còn có tác dụng cân bằng độ pH trong đất, cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, tăng khả năng kháng khuẩn cho cây.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long đã triển khai Dự án phát triển cây ăn quả theo hướng GAP, trong đó có cam sành và giao cho Công ty Thanh Hà dùng phân bón lá sinh học AH để xử lý những cây cam bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh.
Vườn cam của ông Trần Văn Tạo ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ (Trà Ôn) có 55 gốc thì có tới 43 cây bị nhiễm bệnh (83,2%). Công ty Thanh Hà đã dùng AH xử lý 43 gốc bị bệnh, để lại 12 gốc làm đối chứng. Tương tự, vườn cam sành của gia đình ông Nguyễn Văn Mãi ở ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Trung (Tam Bình) cũng được Thanh Hà xử lý 50 gốc, đối chứng với 27 gốc còn lại. Sau một thời gian ngắn, những gốc cam sành đã ra đọt (mầm) mới, sinh trưởng tốt, lá xanh mướt, cho quả đẹp và ngọt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trong vườn cam trĩu quả, ông Tạo vui vẻ cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu sử dụng phân bón sinh học để giảm bớt lượng thuốc trừ sâu và phân vô cơ, không chỉ trên cây cam mà còn áp dụng cho một số loại cây trồng khác nhằm thực hiện tốt phương pháp “3 giảm – 3 tăng” trong sản xuất nông nghiệp”.