Cá heo sông Dương Tử gần như đã tuyệt chủng

ThienNhien.Net – Loài cá heo bị đe doạ lâu nay ở sông Dương Tử Trung Quốc gần như đã tuyệt chủng, theo báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vào thứ Tư tuần này. Đây là lần đầu tiên có một loài trong họ cá heo, cá voi bị xoá xổ do tác động của con người .

Con cá heo baiji được chính thức trông thấy cuối cùng đã từ năm 2002, tuy nhiên cũng có nhiều nguồn không chính thức cho rằng đã quan sát thấy chúng sau đó. Con cá heo baiji được nuôi nhốt cuối cùng đã chết năm 2002.

Vào cuối năm 2006, một cuộc tìm kiếm tập trung kéo dài 6 tuần đã không phát hiện thêm bất kỳ dấu vết nào cho thấy loài động vật nằm trong số những loài hiếm nhất trên thế giới này còn tồn tại. Đó là ý kiến của ông Samuel Turvey, nhà bảo tồn sinh học của Hội bảo tồn động vật Luân đôn (Zoological Society of London) đã từng tham gia tìm kiếm, ông coi lần nghiên cứu này như một tấm thảm kịch gây chấn động.

Theo tiến sỹ Turvey, loài cá heo sông Dương Tử là một loài động vật có vú đặc biệt được phân lớp riêng so với những loài khác cách đây 20 triệu năm. Những loài này (Lipotes vexillifer) chỉ là bộ phận còn lại trong họ Lopotidae, một họ thú có vú xưa đã phân lớp khỏi những loài động vật biển khác khoảng từ 40 đến 20 triệu năm trước bao gồm cá voi, cá heo và họ cá heo.

Sự tuyệt chủng này cũng giống như sự biến mất hoàn toàn một nhánh của cây tiến hóa sự sống, điều này cũng có nghĩa chúng ta chưa hoàn thành vai trò của người bảo vệ hành tinh này.

Các nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của loài cá heo này bao gồm khai thác cá quá mức, ô nhiễm và thiếu quan tâm đúng mức, những điều này có thể được coi là một dẫn chứng để cảnh báo hoặc thúc đẩy chính quyền và các nhà khoa học thực hiện nhiều hành động hơn nữa trong nỗ lực cứu nhiều loài sinh vật khác đang trên bờ vực tuyệt chủng.

“Nghiên cứu khoa học lần đầu này của chúng tôi đã không tìm thấy cá thể nào, thậm chí nếu vẫn còn một vài cá thể sót lại, chúng tôi vẫn không thể tìm ra, chúng tôi đã không thể làm gì để ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài này” Nhóm nghiên cứu đã khảo sát đến lần thứ hai toàn bộ khu vực có cá heo, khó có thể nói rằng họ đã bỏ sót bất kỳ cá thể nào.

Trong sáu tuần tìm kiếm vào tháng 11 và tháng 12 năm 2006, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp quan sát cũng như thuỷ âm trên hai thuyền để tìm kiếm cá heo trên một chặng đường 1,669 km từ thành phố Yichang, đập Tam Hiệp xuôi xuống vùng Thượng Hải.

Theo kết quả nghiên cứu vào năm 1997 đến 1999, 13 cá thể loài này đã được phát hiện, tuy nhiên, nghề cá, ô nhiễm và giao thông đường thuỷ trên dòng sông náo nhiệt này, nơi sinh sống của khoảng 10% dân số thế giới đã quyết định số phận loài cá heo này.

“Nguyên nhân chính là do cách đánh bắt không bền vững của ngư dân địa phương với những công cụ như lưỡi câu chùm, lưới, và dùng điện đánh cá”.

“Không giống với hầu hết sự tuyệt chủng những loài thú lớn trong quá khứ, loài cá heo này không chỉ bị đánh bắt vì những nhu cầu hàng ngày mà còn là bị giết hại bởi những tác động nghiêm trọng đến môi trường của con người mà chủ yếu là đánh bắt không chọn lọc và không kiểm soát”, những nhà nghiên cứu kết luận.

Giờ đây, loài cá heo này được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng mức cao nhất tuy nhiên theo ông Turvey cơ hội sống sót cho loài cá heo này là rất ít. Nếu nguồn tin này được xác nhận thì đây sẽ là sự tuyệt chủng đầu tiên của một loài thú lớn có xương sống trong vòng 50 năm qua.

Tuy nhiên, “một điều có thể rút ra từ sự việc này là cần bảo đảm những nỗ lực bảo tồn trong tương lai sẽ mạnh mẽ hơn. Chúng ta đã quá chú ý đến việc “bảo vệ và chống săn bắt cá voi”, mà bỏ qua các loài khác”.