Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả hàng nghìn động vật hoang dã, quý hiếm

Vườn Quốc gia Cúc Phương trong nhiều năm qua đã chăm sóc, chữa trị, phục hồi tập tính và tái thả về rừng hàng nghìn cá thể động vật hoang dã, quý hiếm.

Không chỉ mang sứ mệnh bảo tồn thiên nhiên của Quốc gia, Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực cải thiện từng ngày để đáp ứng tiêu chuẩn và chất lượng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các loài động, thực vật phát triển.

Rất nhiều động vật hoang dã, quý hiếm đã được tái thả tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

Đặc biệt trong những năm qua, Vườn Quốc gia Cúc Phương tham gia cứu hộ phục hồi, huấn luyện giúp các cá thể quý hiếm đủ khả năng quay về tự nhiên và tái hoang dã. Giám đốc Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm Cúc Phương, ông Lê Phương Triều cho biết, đến nay, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả với số lượng hàng nghìn cá thể của nhiều loại khác nhau tại rừng nguyên sinh Cúc Phương và nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước. Trong đó, có rất nhiều loài động vật quý hiếm nguy cấp, điển hình là 20 loài linh trưởng, 34 loài rùa cạn và rùa nước ngọt, cùng với 8 loài thú ăn thịt và tê tê, công má vàng, gà lôi trắng…

Những cá thể vượn và vọoc được trở về với thiên nhiên

Để đạt được những thành quả trên, có nhiều công sức của những cán bộ – những con người thầm lặng tại Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm Cúc Phương. Nhờ những con người tại đây mà Vườn Quốc gia Cúc Phương không chỉ là nơi sinh sống mà còn hồi sinh nhiều cá thể đang gặp nguy cấp.

Trước khi được tái thả chúng được chăm sóc rất chu đáo
Huấn luyện leo trèo

Ngoài việc đi cứu hộ, tiếp nhận, những người làm công tác ở đây còn chăm sóc, chữa trị và phục hồi tập tính, ổn định tâm lý để cứu hộ mỗi cá thể động vật quý hiếm. Công việc huấn luyện giúp các cá thể động vật quý hiếm đủ khả năng quay về tự nhiên và tái hoang dã đòi hỏi một quy trình mang tính khoa học, khắt khe về thới gian, công sức, điều kiện vật chất đòi hỏi sự kiên trì và lòng đam mê của mỗi cán bộ Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Những khẩu phần ăn cho từng loài động vật
Các nhân viên cũng rất chăm chút chuẩn bị những bữa ăn đêm cho mỗi động vật

Đưa các cá thể động vật quý hiếm ra khu vực bán hoang dã để cho cho chúng tự kiếm ăn và di chuyển

Mỗi cá thể được cứu hộ là một câu chuyện. Chẳng câu chuyện nào giống câu chuyện nào. Trong nhận thức của những người công tác tại đây, rừng mới là nơi các cá thể động vật quý hiếm thuộc về và trao trả chúng cho mẹ thiên nhiên là việc cần thiết để bù đắp cho hệ sinh thái.

Niềm vui của các cán bộ Trung tâm khi đưa động vật hoang dã quay về tự nhiên

Vườn Quốc gia Cúc Phương trong nhiều năm qua đã chăm sóc, chữa trị, phục hồi tập tính và tái thả về rừng hàng nghìn cá thể động vật hoang dã, quý hiếm.
Bảo tàng Cúc Phương: Nơi lưu giữ bộ sưu tập mẫu vật hàng đầu
Không chỉ mang sứ mệnh bảo tồn thiên nhiên của Quốc gia, Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực cải thiện từng ngày để đáp ứng tiêu chuẩn và chất lượng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các loài động, thực vật phát triển.

Rất nhiều động vật hoang dã, quý hiếm đã được tái thả tại Vườn Quốc gia Cúc Phương
Đặc biệt trong những năm qua, Vườn Quốc gia Cúc Phương tham gia cứu hộ phục hồi, huấn luyện giúp các cá thể quý hiếm đủ khả năng quay về tự nhiên và tái hoang dã. Giám đốc Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm Cúc Phương, ông Lê Phương Triều cho biết, đến nay, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả với số lượng hàng nghìn cá thể của nhiều loại khác nhau tại rừng nguyên sinh Cúc Phương và nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước. Trong đó, có rất nhiều loài động vật quý hiếm nguy cấp, điển hình là 20 loài linh trưởng, 34 loài rùa cạn và rùa nước ngọt, cùng với 8 loài thú ăn thịt và tê tê, công má vàng, gà lôi trắng…

Vườn Quốc gia Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả động vật

Những cá thể vượn và vọoc được trở về với thiên nhiên
Để đạt được những thành quả trên, có nhiều công sức của những cán bộ – những con người thầm lặng tại Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm Cúc Phương. Nhờ những con người tại đây mà Vườn Quốc gia Cúc Phương không chỉ là nơi sinh sống mà còn hồi sinh nhiều cá thể đang gặp nguy cấp.

Trước khi được tái thả chúng được chăm sóc rất chu đáo

Huấn luyện leo trèo
Ngoài việc đi cứu hộ, tiếp nhận, những người làm công tác ở đây còn chăm sóc, chữa trị và phục hồi tập tính, ổn định tâm lý để cứu hộ mỗi cá thể động vật quý hiếm. Công việc huấn luyện giúp các cá thể động vật quý hiếm đủ khả năng quay về tự nhiên và tái hoang dã đòi hỏi một quy trình mang tính khoa học, khắt khe về thới gian, công sức, điều kiện vật chất đòi hỏi sự kiên trì và lòng đam mê của mỗi cán bộ Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Những khẩu phần ăn cho từng loài động vật

Các nhân viên cũng rất chăm chút chuẩn bị những bữa ăn đêm cho mỗi động vật

Đưa các cá thể động vật quý hiếm ra khu vực bán hoang dã để cho cho chúng tự kiếm ăn và di chuyển
Mỗi cá thể được cứu hộ là một câu chuyện. Chẳng câu chuyện nào giống câu chuyện nào. Trong nhận thức của những người công tác tại đây, rừng mới là nơi các cá thể động vật quý hiếm thuộc về và trao trả chúng cho mẹ thiên nhiên là việc cần thiết để bù đắp cho hệ sinh thái.

Niềm vui của các cán bộ Trung tâm khi đưa động vật hoang dã quay về tự nhiên
Chỉ một cá thể bé nhỏ thôi, nhưng đó chính là kết quả sau nỗ lực tuyệt vời của đội ngũ những người làm công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Chính những nỗ lực của họ đã góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử của cộng đồng của xã hội, cứu nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, giữ được sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tự nhiên.

Lan tỏa hành vi ứng xử của cộng đồng với động vật hoang dã

Để bảo tồn thiên nhiên tạo điều kiện tốt nhất cho các loài động, thực vật phát triển, trong thời gian tới, Vườn Quốc gia Cúc Phương vẫn tiếp tục thực hiện công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm. Đồng thời Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp với các Chi cục kiểm lâm trên cả nước để tiếp nhận các loài động vật hoang dã bị săn bắn, buôn bán trái phép ở các Chi cục kiểm lâm về đây cứu hộ, chăm sóc và tái thả lại trong tự nhiên góp phần phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.