Liên minh Sáng tạo Hạt nhân kêu gọi tăng gấp đôi sản lượng điện hạt nhân

Tổ chức nghiên cứu của Liên minh Sáng tạo Hạt nhân (NIA) của Hoa Kỳ: Tăng gấp đôi sản lượng điện hạt nhân trong nước vào năm 2050 là một mục tiêu quốc gia “đầy tham vọng nhưng có thể đạt được” giúp Hoa Kỳ đạt được 100% năng lượng sạch. Tổ chức này đang kêu gọi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) khởi động Giải thưởng Năng lượng hạt nhân Tiên tiến Trái đất như một phần của sáng kiến ​​Giải thưởng Năng lượng Trái Đất.

Giám đốc điều hành NIA, bà Judi Greenwald phát biểu tại sự kiện Fission Vision: “Hoa Kỳ cần phải phát triển các công nghệ hạt nhân tiên tiến để đạt được những mục tiêu khí hậu giữa thế kỷ này”.

Fission Vision sẽ trả lời cho câu hỏi Năng lượng hạt nhân Tiên tiến đóng vai trò như thế nào trong việc giúp cung cấp nguồn năng lượng sạch, an toàn, đáng tin cậy với giá cả phải chăng?

Bà Greenwald cho biết Fission Vision đề ra ba mục tiêu: thúc đẩy hệ sinh thái thương mại hóa và đổi mới mạnh mẽ của Hoa Kỳ; đảm bảo “giấy phép xã hội” để vận hành năng lượng hạt nhân tiên tiến; lên ý tưởng và tích hợp năng lượng hạt nhân tiên tiến với các nguồn năng lượng sạch khác. Bà khăng định: “Chúng tôi hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu này, và các lò phản ứng tiên tiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và năng lượng bằng cách tăng ít nhất gấp đôi sản lượng năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ vào năm 2050”.

Nền kinh tế không phát thải carbon là giảm lượng khí thải carbon từ mọi thứ, không chỉ lưới điện mà còn cả vận tải, sản xuất, hệ thống sưởi trong nhà “và mọi thứ làm nóng, lạnh”. Báo cáo chỉ ra rằng các công nghệ tạo ra carbon thấp như gió và năng lượng mặt trời đang được triển khai với số lượng ngày càng tăng trong suốt thập kỷ qua và sẽ làm giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, nhưng chỉ những công nghệ này là không đủ cho toàn bộ hệ thống năng lượng vốn là một “mạng lưới sản xuất và tiêu thụ phức tạp”. Do đó rất cần một nguồn phát điện có thể sử dụng linh hoạt được khi “không có sẵn năng lượng tái tạo” và đáp ứng đủ tiêu chí an toàn khi hoạt động kinh tế, sức khỏe và sự thoải mái được đặt lên hàng đầu.

Giải thưởng Earthshot

Theo báo cáo “DOE – Bước đầu tiên cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu”, việc tăng gấp đôi sản lượng năng lượng hạt nhân sẽ thúc đẩy việc triển khai các công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Hoa Kỳ chuyển sang sử dụng 100% năng lượng sạch vào năm 2050, với “chính sách lãnh đạo và kỹ thuật đan xen”. Việc tạo ra một giải thưởng Earthshot trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân tiên tiến mới của Bộ Năng lượng, dựa trên mô hình sáng kiến ​​giải thưởng DOE Earthshot tiên phong cho các công nghệ khác nhằm nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển và triển khai các công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến của Hoa Kỳ.

Sáng kiến Giải thưởng ​​Đổi mới Năng lượng Earthshots của DOE được đưa ra vào tháng 6 năm 2021 nhằm tăng tốc đột phá về các giải pháp năng lượng sạch phong phú, giá cả phải chăng và đáng tin cậy hơn trong thập kỷ tới.

Theo Fission Vision, mô hình giải thưởng Earthshots của DOE nên được sử dụng để tiếp cận một cách tổng hợp, xuyên suốt nhằm giảm đáng kể chi phí và thời gian của các dự án hạt nhân trong thập kỷ này.

“Giải thưởng Năng lượng hạt nhân Tiên tiến Trái đất sẽ tích hợp các hoạt động của DOE trên nhiều khía cạnh, đồng thời tích hợp các nỗ lực R&D với các thử nghiệm tại OECD, tài trợ sáng tạo thông qua Loan Programs Office, và khả năng thương mại hóa và thử nghiệm của các phòng thí nghiệm quốc gia, các nỗ lực đổi mới từ đầu trước đến cuối chu trình nhiên liệu. Giải thưởng cũng kết hợp đổi mới lò phản ứng tiên tiến với đổi mới chuỗi cung ứng, các nỗ lực của DOE với hệ sinh thái đổi mới và thương mại hóa rộng lớn hơn bao gồm nhiều công ty tư nhân.  Điều này có thể sẽ đòi hỏi DOE phát triển các kỹ năng mới, cơ chế hợp đồng và tài chính mới cũng như quan hệ đối tác mới, cũng như tận dụng tốt hơn các cơ chế hiện có”.

“Thông qua Giải thưởng Năng lượng hạt nhân Tiên tiến Trái đất, DOE sẽ giúp tạo ra các điều kiện để thành công cho Fission Vision”.