Thế giới sợ nhựa nhưng hóa dầu vẫn bùng nổ

Các sản phẩm hóa dầu như nhựa sẽ trở thành động lực mạnh nhất thúc đẩy nhu cầu dầu trong những năm tới.

Động lực quan trọng duy nhất tạo ra sự tăng trưởng nhu cầu dầu là hóa dầu

“Khi chúng ta tranh cãi về nhu cầu dầu, đỉnh nhu cầu dầu mỏ và động lực thị trường, chúng ta chỉ đặt trọng tâm vào xe cộ, điều đó hoàn toàn sai lầm,” Fatih Birol, Giám đốc Điều hành IEA, nói.

“Khi chúng ta nhìn vào 10 đến 15 năm tới, động lực quan trọng duy nhất tạo ra sự tăng trưởng nhu cầu dầu là hóa dầu,” Birol nói.

Trong một báo cáo công bố hồi cuối tuần trước, IEA cho biết cơ quan dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu nhựa và các sản phẩm hóa dầu khác.

Trong khi đó, nhu cầu dầu dành cho giao thông được dự báo sẽ chậm lại vào năm 2050 vì sự tăng vọt của xe điện và các động cơ đốt hiệu quả hơn, IEA cho hay. Cơ quan có trụ sở tại Paris còn cho rằng điều đó sẽ được bù đắp bởi nhu cầu đang tăng lên của sản phẩm hóa dầu.


Nhu cầu bùng nổ của nhựa trong các nền kinh tế mới nổi

Sản phẩm hóa dầu có nguồn gốc từ dầu và mỏ khí tạo thành các khối xây dựng dành cho các sản phẩm từ chai nhựa và mỹ phẩm đến phân bón và chất nổ.

Các công ty như Exxon Mobil và Royal Dutch Shell đều có kế hoạch đầu tư vào các nhà máy hóa dầu mới trong những thập kỷ tới, đặt cược vào nhu cầu bùng nổ của nhựa trong các nền kinh tế mới nổi.

“Đương nhiên là các biện pháp để tạo ra hóa dầu bền vững có thể làm sứt mẻ sự tăng trưởng này nhưng chúng ta không có nghi ngờ nào khác là hóa dầu sẽ là động cơ tăng trưởng duy nhất của nhu cầu dầu trong nhiều năm tới”, Briol nói thêm.

Dự báo của IEA đưa ra bất chấp các nỗ lực của chính phủ nhằm giảm đáng kể ô nhiễm và phát thải khí carbon đáng kể từ dầu và khí trong những năm gần đây.

Việc sử dụng hàng loạt các loại nhựa ở các quốc gia trên khắp thế giới đã được giám sát chặt chẽ trong các năm qua, vì chất thải đổ vào các đại dương hủy hoại môi trường sống của biển. Nhiều quốc gia kể từ đó đã cấm, cấm một phần hoặc đánh thuế việc sử dụng túi nhựa.

Mặc dù nỗ lực của các Chính phủ nhằm cắt giảm ô nhiễm và lượng khí thải carbon từ dầu và khí đốt, cơ quan có trụ sở tại thủ đô Vienna của Áo dự báo, ​​sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi, như Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm hóa dầu.

Nhu cầu dầu trong vận tải được dự kiến ​​sẽ chậm lại đến năm 2050, do sự gia tăng của các loại xe điện và động cơ đốt hiệu quả hơn, nhưng điều này sẽ được bù đắp bởi nhu cầu về hóa dầu tăng lên, IEA lưu ý trong một báo cáo.

“Ngành hóa dầu là một trong những điểm mù của cuộc tranh luận năng lượng toàn cầu và rõ ràng đây sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu trong nhiều năm tới”, Giám đốc Điều hành IEA, ông Fatih Birol nói.

Hóa dầu được dự kiến ​​sẽ chiếm hơn 1/3 tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đến năm 2030, và gần 1/2 tăng trưởng nhu cầu đến năm 2050, theo cơ quan giám sát năng lượng của thế giới.

Nhu cầu toàn cầu về nguyên liệu hóa dầu đạt 12 triệu thùng/ngày (bpd), tương đương khoảng 12% tổng nhu cầu dầu trong năm 2017. Con số này được dự báo sẽ tăng lên gần 18 triệu thùng/ngày vào năm 2050.

Hầu hết tăng trưởng trong nhu cầu sẽ diễn ra ở khu vực Trung Đông và Trung Quốc, nơi các nhà máy hóa dầu lớn đang được xây dựng.

Những công ty dầu mỏ như Exxon Mobil và Royal Dutch Shell có kế hoạch đầu tư vào các nhà máy hóa dầu mới trong những thập kỷ tới, đặt cược vào nhu cầu về nhựa tăng cao. Việc sử dụng nhựa ngày càng được giám sát hơn, trong bối cảnh chất thải nhựa đổ ra các đại dương gây hại cho sinh vật biển, khiến một số quốc gia cấm hoàn toàn, cấm một phần hoặc đánh thuế túi nhựa dùng một lần.

Tuy nhiên, báo cáo của IEA nhận định, nỗ lực của các Chính phủ nhằm khuyến khích việc tái chế để kiềm chế lượng khí thải carbon sẽ chỉ có tác động nhỏ đến tăng trưởng hóa dầu.

Báo cáo cho biết, các dự án hóa dầu sẽ chiếm 7% trong khoảng 850 tỷ m3 nhu cầu dầu khí gia tăng trong giai đoạn 2017-2030, và 4% mức tăng dự kiến ​​cho năm 2050.