Khu vực sông Mekong đóng góp 10% GDP thế giới

ThienNhien.Net – 63% dân số khu vực sông Mekong sống bằng nông nghiệp, đóng góp khoảng 22,6% GDP của các quốc gia và 10% GDP toàn cầu là con số được công bố tại Hội nghị chuyên đề môi trường sông Mekong năm 2013 được tổ chức sáng 5/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ nổi trên sông Cửu Long (leaf-vn.org)
Chợ nổi trên sông Cửu Long (leaf-vn.org)

Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức bởi Trung tâm Vũ trụ Đức và dự án Hợp tác khoa học và công nghệ nước và nghiên cứu bền vững (WISDOM). Hơn 400 diễn giả ở 20 quốc gia trên thế và khu vực vùng sông Mekong đã tham dự.

Ông MinDirig Wilfried Kraus – Phó Cục trưởng Cục nghiên cứu và giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm chia sẻ các thông tin để nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các chính phủ, các cộng đồng quốc tế đưa ra các quyết định để giảm thiểu tác động tiêu cực tới dòng sông Mekong, đặc biệt là sự đóng góp của của sáu nước ven sông Mekong gồm Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội, đô thị hóa và sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ven sông đã gây nhiều tác động tiêu cực tới dòng sông Mekong.

Hội thảo khoa học và công nghệ quốc tế chuyên đề môi trường và phát triển bền vững lưu vực sông Mêkông 2013 sẽ tạo lập cơ sở khoa học làm luận cứu nền tảng quốc tế cho chính phủ ra quyết định; gợi mở các nghiên cứu phát triển cho các nhà khoa học, các nhà quản lý nước và các chuyên gia kinh tế, hành chính, các cơ quan quốc tế và các tổ chức tư nhân hoạt động trong khu vực sông Mekong từ sự đóng góp của các nhà khoa học đến từ các nước ven sông Mekong gồm Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt nam cũng như của cộng đồng chuyên gia quốc tế.

Tại Hội thảo lần này, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức (BMBF) tổ chức bàn giao về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nông các kết quả của dự án WISDOM giai đoạn 2008-2012 về hệ thống thông tin tài nguyên nước của Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo diễn ra trong ba ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của trên 300 đại biểu dến từ 20 quốc gia.