Tuyển tư vấn về quyền trẻ em

Dự án “Tăng cường năng lực cho trẻ em và các tổ chức xã hội trong Giám sát thực thi Quyền Trẻ em giai đoạn 2011 – 2012” do SIDA tài trợ thông qua Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam, được thực hiện bởi Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em (VAPCR), Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Trẻ em (CENFORCHIL) và Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CEFACOM). Mục tiêu của dự án là thử nghiệm và vận động cho một cơ chế báo cáo và giám sát nhiều bên về thực thi Quyền Trẻ em (đặc biệt của trẻ em và các tổ chức xã hội, các tổ chức Phi chính phủ)

Dự án hiện đang có nhu cầu tuyển dụng tư vấn  (cá nhân hoặc nhóm) thực hiện 01 Nghiên cứu đánh giá và xây dựng cơ chế giám sát và báo cáo của các tổ chức Phi chính phủ/các tổ chức xã hội và trẻ em về Quyền Trẻ em tại Việt Nam.

Nhiệm vụ của tư vấn: Chuyên gia tư vấn, thông qua các phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn/lấy ý kiến, nghiên cứu hiện trường, tham gia quan sát các hoạt động tập huấn, hội thảo có liên quan của dự án, từ các nguồn tin, bao gồm các đối tác của dự án, sẽ chịu trách nhiệm:

–      Xây dựng đề xuất nghiên cứu, đánh giá và thử nghiệm một cơ chế trong đó các tổ chức xã hội và trẻ em tham gia giám sát & báo cáo về việc thực hiện Quyền Trẻ em tại Việt Nam;

–      Xây dựng tiêu chí lựa chọn các mô hình để thực hiện thí điểm đến năm 2012;

–      Xác định các thực hành/ mô hình hiệu quả và khả thi nhất

–      Giúp điều phối tiến trình chọn lựa một hoặc hai mô hình theo tiêu chí và khuyến nghị trên

–      Xây dựng phương án và kế hoạch triển khai mô hình giám sát và báo cáo QTE phù hợp với từng đối tác sau khi mô hình này được lựa chọn

–      Xây dựng và tập huấn cho các bên tham gia dự án về cơ chế giám sát & báo cáo Quyền Trẻ em phục vụ cho thí điểm mô hình.

Kết quả đầu ra:

–      Một đề cương nghiên cứu sơ bộ (khi nộp hồ sơ, không quá 5 trang) và phát triển thành đề cương và kế hoạch nghiên cứu chi tiết (khi hợp đồng tư vấn được ký kết) cho mục tiêu 1.1 đến 1.5 (không quá 15 trang, đã bao gồm nghiên cứu tài liệu, chưa kể mẫu biểu – công cụ nghiên cứu/thu thập và phân tích số liệu) (Xem Phụ lục A và Phụ lục B).

–      Một bộ tiêu chí lựa chọn mô hình Giám sát và Báo cáo của CSOs và trẻ em đối với việc thực hiện QTE của các chủ thể chịu trách nhiệm.

–      Một báo cáo nghiên cứu trả lời các câu hỏi đặt ra của nghiên cứu, các phát hiện chính, các phân tích đánh giá (bao gồm đánh giá các hoạt động có liên quan mà tư vấn tham gia quan sát), trên cơ sở đó đưa ra đề xuất cơ chế giám sát và báo cáo về tình hình thực hiện quyền trẻ em phù hợp các NGOs/CSOs và với trẻ em có thể áp dụng trong quá trình quá trình soạn thảo Báo cáo bổ sung giai đoạn 2007 – 2012 (nội dung 1.1 đến 1.5; không quá 100 trang cả phụ lục).

–      Một bộ công cụ thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho mục đích giám sát của CSOs và trẻ em.

–      Thiết kế Nội dung/Chương trình, Tiến trình, Bộ tài liệu tập huấn/phát tay cho CSOs và cho trẻ em về các nội dung nâng cao năng lực liên quan đến Giám sát và Báo cáo (kết quả xác định sau kết thúc nghiên cứu).

Thời gian thực hiện dự kiến: từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011

Yêu cầu đối với tư vấn:

–      Tốt nghiệp thạc sỹ hoặc cao hơn trong lĩnh vực phát triển xã hội, Quyền con người và các lĩnh vực khác liên quan;

–      Có hiểu biết sâu về Quyền trẻ em, về hoạt động của Phi chính phủ, Nhà nước, và các tổ chức xã hội trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em;

–      Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc/và quản lý dự án cấp quốc gia, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm nghiên cứu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực trẻ em, quản trị, chính sách, pháp luật, thể chế, giám sát đánh giá và Quyền con người;

–      Có năng lực tư duy logic, tổng hợp, và phân tích thông tin sắc bén, tổ chức và trình bày một cách khoa học, lôi cuốn và cô đọng những thông tin thu thập được hướng tới kết quả (result-oriented);

–      Có khả năng đưa ra các đề xuất sáng tạo, không ngần ngại với những thay đổi mang tính ‘thách thức’ các lối tư duy và thực hành hiện tại trong sự kết hợp tối ưu với tính khả thi cao của các giải pháp dưa trên việc đánh giá các rủi ro tiềm năng và cách thức quản lý các rủi ro này;

–      Chia sẻ các nguyên tắc căn bản của Công ước LHQ về Quyền trẻ em cũng như các giá trị căn bản của Save the Children và các tổ chức đối tác của dự án nghiên cứu;

–      Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm và hiểu biết về phương pháp tiếp cân dựa trên cơ sở quyền

–      Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cao;

–      Có kinh nghiệm dẫn dắt các cuộc hội thảo/ tập huấn độc lập.

–      Kỹ năng viết và trình bày tiếng Việt xuất sắc, ưu tiên ứng viên có khả năng giao tiếp nói/viết bằng Tiếng Anh.

Các ứng viên quan tâm vui lòng gửi Sơ yếu lí lịch và Đề cương nghiên cứu (không quá 5 trang, theo mẫu đính kèm) cũng như câu hỏi cần giải đáp, qua email, tới:

Trịnh Vân Hương (huong.cefacom@gmail.com),

cc Bùi Phương Lan (lanbp@savethechildren.org.vn), ghi rõ:

Hồ sơ dự tuyển – Nghiên cứu Đánh giá và xây dựng cơ chế Giám sát và Báo cáo của các tổ chức xã hội và Trẻ em về Quyền trẻ em tại Việt Nam. (MẬT – CONFIDENTIAL)

Hoặc theo đường bưu điện, tới:

Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng

Số nhà 45, Ngõ 5 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội

Hạn nhận hồ sơ: 5:00pm ngày 12 tháng 8 năm 2011.