Đi tìm kho thuốc quý ở Hoàng Liên (Kỳ cuối)

ThienNhien.Net – Các biển hiệu dịch vụ tắm thuốc bí truyền người Dao Đỏ, tắm đế vương, spa tắm thuốc…thống trị các con đường tại thị trấn Sa Pa, Lào Cai. Tiếng thơm về các bài tắm thuốc bay xa, du khách nườm nượp tìm đến hưởng thụ sản vật bí truyền của người Dao.


Lên Sa pa tắm đế vương

Thị trấn Sa pa những ngày rét nàng bân, đợt không khí lạnh cuối cùng của năm 2011 bất ngờ kéo về khiến cho người dân cũng như du khách tại phố núi này đi hết từ bất ngờ nay đến bất ngờ khác. Tuyết rơi trắng xóa cả một vùng trời, những bông hoa mận cũng rủ nhau khoe sắc cùng những bông tuyết nhẹ tâng. 
Sau một ngày vui chơi thỏa thích với sản vật mà theo người dân cũng như báo đài nói phải hàng chục năm mới xuất hiện một lần, chúng tôi cùng những du khách muốn tìm một cửa hàng tắm thuốc nào đó thư giãn lấy lại sinh khí. Việc tưởng dễ mà hóa ra lại khó, khắp các con đường ngõ ngách nào của thị trấn Sa pa đều treo biển hiệu tắm thuốc bí truyền của người Dao Đỏ. Trong hàng trăm dịch vụ tắm thuốc kia cái nào là thật, cái nào là giả? Cuối cùng chúng tôi cũng tặc lưỡi vào đại một cửa hàng xem cảm giác làm “đế vương” ra sao.

Vừa bước qua cánh cửa tự động, chúng tôi được chào đòn bắng một nụ cười ấm áp từ cô tiếp viên trẻ trung xinh đẹp. Không phải chờ đợi quá lâu, một cô tiếp viên “chân dài tới nách” khác với chồng khăn tắm trên tay dẫn chúng tôi vào một căn phòng được thiết kế hoàn toàn tự nhiên bằng gỗ pơ mu; trần nhà bằng gỗ pơ mu, cửa bằng gỗ pơ mua và chiếc bồn tắm cũng là pơ mu. Chiếc bồn tắm bằng gỗ pơ mu trông quen quen, rất giống những chiếc bồn tắm trong phim cổ trạng Trung Hoa.

Ban đầu cũng không có cảm giác gì khác so với tắm nước nóng bình thường. Nhưng khoảng năm phút sau, lông chân, chúng tôi bắt đầu dựng đứng lên, người nóng rực một cảm giác tê tê say say chạy dọc khắp cơ thể như có con gì bò trong người. Đến khi thấy mặt mũi mình tối sầm lảo đảo như bị say nắng chúng tôi bị đánh thức bởi giọng nó trong trẻo của cô nhân viên thông báo nếu ai cảm thấy chóng mắt thì ngừng tắm nếu hông sẽ bị say thuốc. Vậy là trong đời chúng tôi cũng đã một lần được làm vua, dù đó chỉ là việc tắm tát. Nhưng điều khiến chúng tôi bất ngờ nhất khi biết phải dùng tới trên 30 loại cây thuốc mới có thể chiết xuất ra bài tắm thuốc của người Dao. Theo tính toán của một đồng chí cán bộ VQG Hoàng Liên thì mỗi một ngày các cửa hàng tắm thuốc tại thị trấn Sa pa tiêu thụ hết cả mấy tấn lá thuốc là chuyện bình thường.

Sử dụng cây thuốc bền vững

Mỗi một ngày, nguyên tại thị trấn Sa pa đã tiêu thụ hết vài tấn cây thuốc. Như vậy nhân lên với 30 hoặc 360 ngày thì số lượng cây thuốc được đem đi sao chế lên tới con số khổng lồ. Tài nguyên cây thuốc tại VQG Hoàng Liên dù có rồi rào đến đâu chăng nữa cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu bất tận của du khách và người kinh doanh. Vậy, làm cách nào để bảo vệ và phát triển cây thuốc bền vững tại Sa pa. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi thuê hai chiếc xe máy uốn lượn theo những khúc cua tay áo tìm về xã Tả Phìn để tìm hiểu mô hình Cty cộng đồng tại đây.

Ngay tại trung tâm xã Tả Phìn, một bảng hiệu với cái tên rất Tây được dựng giữa nga ba đông người qua lại: Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa – Napro. Tên công ty nghe rất “oách” nhưng trụ sở lại đặt tận tít mãi trong rừng sâu khiến chúng tôi phải chật vật mãi mới tìm vào được. Thắc mắc tại sao không đặt công ty ngoài đường cái to cho dễ nhìn thì ông Nguyễn Bá Nhung, cố vẫn Cty Sapa – Napro cười mỉm tiết lộ. Do là bài thuốc bí truyền của người Dao, nên Công ty đóng ở trong này cho kín đáo không sợ người Kinh họ học lỏm mất nghề?. Lý giải của ông Nhung phần nào cũng có lý nhưng tôi nghĩ chắc còn một lý do nào khác mà họ không muốn tiết lộ nên quay sang hỏi quá trình thành lập công ty của họ như thế nào. Về vấn đề này, bà Lý Mẩy Chạn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sapa – Napro một người Dao chính cống cho biết: Trước nguy cơ nguồn cây thuốc của người Dao bị mai một bởi nạn khai thác quá mức đem bán. Người Dao ở xã Tả Phìn, cái nôi của mô hình tắm thuốc đã quyết định đi tìm con đường để giữa lại nghề của cha ông. Nhờ sự phối hợp của Hội Nông dân, cùng cán bộ Viện Y học cổ truyền, Trường Đại học Nông nghiệp 1 mô hình Công ty cộng đồng Sapa – Napro đã ra đời năm 2007.

Sở dĩ đây được gọi là công ty cộng đồng bởi nó là công ty của tất cả người Dao biết về cây thuốc tại xã Tả Phìn. Thành viên trong Hội đông quản trị của Công ty là ông Chủ tịch Hội nông dân xã,cùng một số người Dao có tiền đem góp vốn. Ngoài ra thành viên của công ty còn có 40 hộ gia đỉnh chuyên đi khai thác, trồng và cung cấp cây thuốc cho công ty. Để công việc kinh doanh được minh bạch và thuận lợi vừa rồi Công ty đã phải tuyển một cô kế toán trẻ trung xinh đẹp về lo sổ sách. Điểm nhấn tại Công ty này là lợi nhuận được chia đều cho từng thành viên, 40 thành viên làm nhiệm vụ cung cấp thuốc mỗi gia đình được chia một khoảnh rừng để khai thác hợp lý. Cứ luân phiên lấy thuốc từ từng gia đình một để đảm bảo cây thuốc có thời gian sinh sôi phát triển. Nhờ sự quay vòng và gắn trách nhiệm đó mà diện tích khu rừng thuốc của người Dao ngày càng được phát triển và nhận rộng.

Như theo lời bà Chảo Sử Mẩy, người Dao Đỏ nhiều tuổi nhất tại xã Tả Phìn hiện còn nắm giữa được tất cả mọi bài tắm thuốc thì phương thuốc bí truyền của người Dao đã có cơ hội phát triển bền vững, nhưng còn đầy khó khăn trước mắt nếu không có sự vào cuộc đồng bộ của các ban, ngành liên quan.