Bài học từ bô-xít Hungari cho Việt Nam

ThienNhien.Net – Trong những ngày vừa qua, vụ vỡ hồ chứa chất thải từ nhà máy khai thác quặng bô-xít ở Hungary đã thu hút sự quan tâm của dư luận trên thế giới, đặc biệt khi dòng lũ bùn độc hại tràn tới sông Danube, gây ra thảm họa sinh thái nghiêm trọng, được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử Hungary. Từ đây, một hồi chuông cảnh báo cho các dự án bô-xít ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã được dóng lên.


Thanh Niên ngày 08/10/2010 dẫn lời ông Dương Văn Hòa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: “Hiện nay, các dự án bô-xít ở nước ta chưa đi vào sản xuất, nhưng hướng xử lý bùn đỏ đã có trong thiết kế. Theo đó, hồ chứa bùn đỏ được chia thành nhiều bậc đập, giai đoạn 1 sẽ xây dựng 8 ô chứa kéo dài cho 12 năm sản xuất. Công việc xây lắp tuần tự là xây ô thứ hai sẽ tiến hành thải ô thứ nhất, nhằm đảm bảo sự cố các hồ chứa không bị tràn bùn. Việc xây lắp cũng được tiến hành song song với xây dựng, hoàn thiện nhà máy”.

Bên cạnh đó, có một số phương án phòng tránh khác như điểm cuối hồ bùn đỏ có một cống chặn và cống này sẽ đóng chặt trong mọi trường hợp cần thiết nhằm chặn bùn tràn nếu có.

Cũng theo ông Hòa, việc đảm bảo an toàn cho môi trường đã được tính toán kỹ lưỡng. Bùn chứa ở các ô sẽ lắng đọng, thu hồi pH để bùn khô dần và hoàn nguyên lại thành đất tái sử dụng được.

Tuy nhiên, từ sự cố ở Hungary, các dự án bô-xít ở Việt Nam cần phải thận trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong khâu thi công.

Hungary: Lũ bùn đã tràn tới sông Danube

Lũ bùn đỏ ở Hungary