Nạn phá rừng tại Đông Nam Á ảnh hưởng đến khí hậu

ThienNhien.Net – Qua quá trình nghiên cứu dữ liệu từ vệ tinh trong vòng sáu năm, Guido van der Werf cùng các cộng sự đã chứng minh mối liên hệ rõ ràng giữa tình trạng đốt phá rừng để làm nương rẫy và lấy chất đốt với lượng khí thải carbon tại Indonesia, Malaysia và Papua New Guinea, đặc biệt tại hai hòn đảo Borneo và Sumara. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải thiết lập các điều ước về chặt phá rừng trong các hiệp định khí hậu trong tương lai.

Trong các buổi toạ đàm diễn ra ở Poznan, Ba Lan, tuần trước, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính do chặt phá rừng và suy thoái rừng (REDD) đã được đưa ra bàn bạc. Nhận định của các nhà nghiên cứu cho biết lượng khí thải từ hoạt động đốt phá rừng chiếm tới gần 20% – lớn hơn cả mức phát thải của ngành giao thông.

Khi rừng bị mất đi, tình trạng khô hạn sẽ tăng lên quá trình hạn chế thoát hơi nuớc nhờ cây cối bị suy giảm. Ngoài ra, khói sẽ làm hạn chế lựợng mưa. Do đó, tình trạng hạn hán, cháy rừng lại càng gia tăng.

Để giảm thiểu tình trạng này, các nhà khoa học khẳng định mô hình khí hậu trong tương lai phải bao gồm cả yếu tố sử dụng lửa của con người theo cơ chế vòng tuần hoàn carbon – khí hậu. Những hành động và kế hoạch cụ thể cũng cần được vạch ra, có như vậy hạn hán cùng sự nóng lên của trái đất mới có thể được ngăn chặn.