Công nghệ hình ảnh hỗ trợ nghiên cứu bảo tồn

ThienNhien.Net – Theo các nhà khoa học ở NewZealand, quan sát bên trong não của một con chim có thể hiểu được các hoạt động của chúng, do đó sẽ giúp ích trong việc bảo vệ chúng tốt hơn. Gần đây, một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Auckland, NewZealand đã sử dụng kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ để quan sát bên trong não của loài chim Kiwi đang bị đe dọa đồng thời so sánh với não của nhiều loài chim khác. Và kết quả cho thấy các tập tính của loài này có liên quan tới cấu trúc não.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu này trên những bộ não đông lạnh của các loài chim Kiwi bị chết do tác nhân tự nhiên ở Viện bảo tồn thuộc New Zealand. Mặc dù Kiwi là loài chim được người Maori – dân bản địa ở New Zealand rất sùng bái, nhưng họ đã bàn bạc và cho phép nghiên cứu.

Theo Corfield – tiến sĩ tâm lí của trường đại học Auckland, đã giám sát việc nghiên cứu này ở Trung tâm hình ảnh cộng hưởng từ, nói: “Trên thế giới có hơn 5 ngàn loài sinh vật bị đe dọa, do đó không thể nghiên cứu hết qua việc phẫu thuật chúng vì khan hiếm vật mẫu mà nên ưu tiên phân tích các loài bị đe dọa nghiêm trọng hơn. Việc nghiên cứu này chứng minh được tính khả thi của việc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh hiện đại trong nghiên cứu. Qua đó hiểu rõ hơn tập tính của sinh vật để có những biện pháp bảo vệ chúng”.

Việc nghiên cứu cấu trúc não loài chim Kiwi và so sánh kích thước từng bộ phận nhỏ đã cho biết các thông tin chi tiết về cách sử dụng các giác quan như thế nào ở loài này. Nó chỉ ra rằng, loài Kiwi có vỏ não mang khứu giác rộng, não trước như một thị giác nhỏ. Điều này đưa ra giả thuyết rằng, loài chim này dựa vào khứu giác hơn là thị giác.

Theo ông Corfield, điều đó rất có ý nghĩa bởi vì hầu hết các loài chim về đêm như Kiwi thường có thêm vỏ não thị giác và nhờ chủ yếu các thị giác để xác định vị trí về đêm. Não trước bổ sung có thể nhận biết cao hơn mức độ thông minh trung bình.

Trước những phát hiện của ông Corfield, không ai biết làm thế nào loài Kiwi tìm thấy thức ăn hay phản ứng lại với môi trường. Những thông tin mới về tập tính loài Kiwi sẽ là công cụ trong việc thiết kế các chiến lược bảo tồn loài này trong tương lai.

Đối với chương trình hiện nay, văn phòng bảo vệ môi trường New Zealand đã đưa loài Kiwi từ nơi hoang dã về các địa điểm cư trú nhân tạo nhằm bảo vệ chúng khỏi các loài thú ăn thịt. Và các thông tin về tập tính được cung cấp trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp loài này thích ứng và cư trú tốt hơn.

Ông Corfield cũng nói rằng, các phương pháp của ông có thể ứng dụng ở bất kỳ loài nào, kể cả có thể áp dụng ngay ở những loài không được bảo tồn tốt.