Giảm tình trạng nóng lên toàn cầu bằng khí Sulphur

ThienNhien.Net – Tim Flannery, tác giả cuốn “Những nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu”, một chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng của Úc về vấn đề nóng lên toàn cầu, đã đưa ra một một dự báo mới về khí hậu. Kể từ dự báo cuối cùng của ông năm 2005 về hậu quả một trái đất khô hạn hơn, ông đã lần lượt đưa ra các đề xuất nhằm giải quyết triệt để hiện tượng nóng lên toàn cầu, bao gồm cả việc làm giảm tình trạng này bằng khí Sulphur.

Tại hội thảo doanh nghiệp ở hội trường nhà quốc hội Úc, Giáo sư Flannery đã phát biểu trước các phương tiện thông tin đại chúng những nghiên cứu khoa học mới về việc Trái đất sẽ bị tổn thương và ảnh hưởng nhiều hơn bởi những loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ông cho biết những loại khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ có những tác động rất tiêu cực, bất chấp những nỗ lực của con người làm giảm lượng khí này. Ông nói: “Gánh nặng về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay trong bầu khí quyển trên thực tế đủ để gây ra những thảm hoạ nghiêm trọng về thay đổi khí hậu”.

Ông cho rằng việc cắt giảm lượng khí nhà kính là chưa đủ mà phải loại bỏ hoàn toàn loại khí này ra khỏi bầu khí quyển và hành động này cần phải tiến hành ngay tức thì. Trong một loạt giải pháp mà Flannery đề xuất, có phương án giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng cách sử dụng khí Sulphur.

Phương pháp này thực chất là bơm khí Sulhpur vào tầng bình lưu để bảo vệ trái đất, làm giảm sự nóng lên toàn cầu. GS. Flannery đã công nhận rằng, điều này có thể làm “thay đổi màu sắc của bầu trời” và có thể sẽ có những tác dụng phụ xảy ra trong quá trình này.

Một giải pháp khác được đề nghị là bơm khí Sulphur vào trong bầu khí quyển bằng cách kết hợp nó với chất đốt của máy bay phản lực. Flanner đã đưa ra lời khuyên rằng công nghệ này có thể thực hiện trong năm năm tiếp theo, nhất là với tình trạng ô nhiễm và thiếu khả năng chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu còn tiếp diễn như hiện nay.

Những giải pháp khác của Giáo sư Flannery cũng đã được trình bày tại cuộc hội thảo, như việc biến khí carbon trong không khí thành than đá, chương trình khuyến khích kinh tế những nông dân nghèo trồng rừng nhiệt đới.

Ông cũng đặc biệt đề cập đến tác động của quá trình công nghiệp hoá ở Trung Quốc và công nghệ được giữa các quốc gia nhằm nỗ lực chống lại những thay đổi khí hậu.