Giải pháp mới để giảm “sản lượng không mong muốn”

ThienNhien.Net – Một trang web mới, được tiếp cận qua cổng thông tin quen thuộc của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), nhắm hướng tới mục tiêu là mang đến cho các ngư dân, người tiêu dùng và bất kì ai quan tâm một cái nhìn đầy đủ về “sản lượng không mong muốn” hàng năm cũng như hay các giải pháp tiềm năng. Trang web này được cập nhật tin tức hàng ngày với mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những biện pháp đánh bắt huỷ diệt và bảo đảm tính bền vững lâu dài của ngành ngư nghiệp.

Mỗi năm hơn 27 triệu tấn cá và các sinh vật biển, gần 1/3 sản lượng đánh bắt trên toàn thế giới vô tình mắc vào lưới đánh cá và ngay lập tức sau đó bị ném trả về biển trong tình trạng đã chết hoặc gần chết, người ta thường gọi là “sản lượng không mong muốn”. Việc này xảy ra thường do kết quả của việc sử dụng các thiết bị và công nghệ khai thác không phù hợp. Mức độ nhiều ít của sản lượng “cá mắc lưới” đánh bắt ở những ngư trường khác nhau thường không giống nhau.

Không những chỉ các loài cá mà ngay cả những loài rùa biển, chim biển, hải cẩu, cá voi, cá heo, sao biển, san hô và cua biển… cũng bị bắt bởi các dụng cụ đánh bắt hiện đại, hiệu quả cao nhưng lại không có khả năng phân loại này. Đặc biệt, tỉ lệ cá “mong muốn” so với sản lượng không mong muốn thể hiện một nghịch lý: Theo Tổ Chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), trong quá trình đánh bắt tôm nhiệt đới bằng lưới, sản lượng không mong muốn có thể nhiều hơn sản lượng tôm được bắt khoảng 20:1 và cũng có thể hơn. Phần đông sản lượng không mong muốn là cá con có giá trị thấp và thường bị thải hồi hoặc chết sau đó.

Sự lãng phí này làm cho việc quản lý các nguồn tài nguyên đại dương hết sức tồi tệ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sản lượng không mong muốn có thể được giảm thiểu nhờ việc thay đổi các dụng cụ, phương tiện đánh bắt.

Bà Amanda Nickson, người phụ trách chương trình “Sáng Kiến cho Sản lượng không mong muốn” của WWF cho biết, “Sản lượng không mong muốn làm lãng phí thời gian và tiền bạc của các ngư dân. Vấn đề này góp phần làm tình trạng đánh bắt quá mức thêm trầm trọng, tổn hại đến doanh thu, nghề nghiệp và an toàn thực phẩm dài hạn trong tương lai. Thêm vào đó, nó cũng là nguyên nhân chính huỷ hoại động vật biển hoang dã. Liệu chúng ta cần thêm bao nhiêu lí do nữa để thay đổi cách thức đánh bắt cá này?”.

Hiện ngành ngư nghiệp thế giới cũng đang tiến hành phát triển một mạng lưới trang web mới nhằm giảm thiểu tình trạng sản lượng không mong muốn này. Chúng bao gồm những cơ sở dữ liệu mới dễ tìm kiếm mà thông qua những thay đổi trong công nghệ đánh bắt cá sẽ hé lộ ra những giải pháp đối với tình trạng sản lượng không mong muốn như hiện nay.

Trang  web của WWF cung cấp một nguồn thông tin lớn, được cập nhật hàng ngày nhằm giải quyết vấn đề “sản lượng không mong muốn” trong ngành công nghiệp quan trọng này. Họ tin tưởng rằng trang web mới này sẽ trở thành nguồn thông tin quý giá cho mọi người, bao gồm, các ngư dân, các chính trị gia, các chuyên gia kĩ thuật, các nhà báo và các thành viên xã hội quan tâm tới vấn đề này.

Trang hướng dẫn trực tuyến này cũng đưa ra một số các dự án đang được thực hiện ở Việt Nam với sự tham gia của WWF Việt Nam và một số đối tác như Hải Phòng RIMF, NADAREP, DOFIs. Một trong số các dự án này nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngư nghiệp và rùa biển tại một số tỉnh thí điểm Khánh Hoà, Ninh Bình, Phú yên, và bước đầu nhằm mục đích chỉ ra những “điểm nóng” và hệ thống những tác động qua lại của các loại dụng cụ đánh bắt khác nhau đối với tỷ lệ tử vong của loài rùa biển Việt Nam.

Hiện nay, chúng ta đã nhận dạng được các điểm nóng và chúng ta sẽ sử dụng thông tin này để thực hiện một chương trình khảo sát thực tế dọc theo các vịnh nhỏ. Trọng tâm của dự án này là đưa ra các giải pháp đánh bắt thông minh cùng với các dụng cụ đánh bắt thay thế có khả năng lực chọn nhằm giải quyết vấn đề sản lượng không mong muốn tại Việt Nam.

Trang web truy cập tại địa chỉ www.panda.org/bycatch