“Những người khốn khổ” bị lãng quên

ThienNhien.Net – Theo một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI), mặc dù có rất nhiều các chương trình xóa đói giảm nghèo trên khắp thế giới nhưng thực tế một số lượng đáng kể những người nghèo nhất thế giới vẫn bị bỏ quên.

Báo cáo với tựa đề : “Người túng quẫn nhất thế giới: Đặc điểm và Nguyên nhân của sự cùng cực” cho thấy rằng 162 triệu người nghèo nhất thế giới có mức thu nhập chưa đến 50 xu mỗi ngày. Nếu được tập trung vào một quốc gia, họ sẽ chiếm 7 quốc gia đông dân nhất. Akhter Ahmed, nhà nghiên cứu lâu năm của IFPRI, tác giả chính của báo cáo này cho biết: “Khoảng 1 triệu người hiện sống với ít hơn 1 đôla một ngày. Tuy nhiên, thống kê này che đậy vô số người đang sống ở các mức nghèo khổ khác nhau.”

Đây là báo cáo đầu tiên sử dụng dữ liệu về các hộ nghèo từ năm 1990 đến năm 2004 để tra cứu mức nghèo dưới 1 đôla/ ngày và khảo sát xem những người nghèo nhất là ai, họ sống ở đâu, và họ đã sinh sống như thế nào suốt thời gian qua. Ba mức nghèo ở châu Á, châu Mỹ La-tinh, Ca-ri-bê, và vùng ngoại vi sa mạc Sahara Châu Phi đã được khảo sát trong nghiên cứu bao gồm: kề dưới mức nghèo (thu nhập 0,75 – 1 USD/ngày), mức nghèo trung bình (những người sống với 0,5 – 0,75 USD/ngày) và cực nghèo (những người sống ít hơn 0,5 USD/ngày)

Tuyên bố trong hội thảo quốc tế được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc: “Hãy hành động vì những người đói nghèo khắp thế giới”, báo cáo này khẳng định rằng những người quá nghèo chỉ có lợi ích tối thiểu từ các chương trình xoá đói giảm nghèo khắp thế giới trong suốt 15 năm qua. Nếu việc giảm nghèo cân bằng ở cả ba mức nghèo, con số người cực nghèo sẽ giảm gần 4% (thực tế giảm ít hơn 2% hay ít hơn một nửa tỷ lệ mong muốn).

 Những người khốn khổ
Nghèo đói vây xung quanh những đứa trẻ khốn khổ ở Afghanistan. (Ảnh: jesus-is-savior)

Còn ở các khu vực đang phát triển, công cuộc xoá đói giảm nghèo khác nhau rõ rệt. Đông Á và Thái Bình Dương đã trải nghiệm quá trình này trên rất nhiều tầng lớp nghèo khác nhau. Ở Nam Á, số lượng người sống dưới 50 xu một ngày đã giảm nhanh chóng, trong khi những người sống khoảng 1 USD/ ngày cũng tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ quá nghèo chỉ giảm rất ít ở vùng ngoại vi Sahara Châu Phi – khu vực hiện chiếm gần ¾ số người nghèo của thế giới.

Báo cáo cũng cho thấy rằng mặc dù xu hướng toàn cầu của nghèo đói đang hướng về các trung tâm thành phố song phần lớn vẫn tập trung và lan rộng ở vùng nông thôn. Tỷ lệ nghèo trung bình ở vùng nông thôn cao gấp 2 lần thành thị và tỉ lệ người nghèo nhất cao gần gấp 4 lần. “Việc đưa những nghèo nhất thoát khỏi tình trạng cùng cực theo một lịch trình thời gian có thể chấp nhận được yêu cầu tất cả thành viên của cộng đồng thế giới, từ nhà hoạch định chính sách đến từng công dân trong xã hội phải hành động. Biết được người nghèo nhất là ai, họ sống ở đâu, và những khó khăn họ đối mặt là bước đi cần thiết đầu tiên để giái quyết vấn đề này.”

Báo cáo này cũng cho thấy rằng những người nghèo thường nằm trong nhóm người bị đào thải khỏi xã hội. Họ sống ở vùng nông thôn hẻo lánh thiếu thốn CSHT như đường xá, chợ, trường học, và dịch vụ y tế, đồng thời cũng có rất ít tài sản. Những người trưởng thành trong những gia đình cùng cực cũng ít có điều kiện học hành.

Những khó khăn hàng ngày của người nghèo theo thời gian có thể dẫn đến những “cái bẫy nghèo khổ” khó có thể thoát ra được nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài. Báo cáo của IFPRI trình bày 3 nguyên nhân cơ bản của “bẫy nghèo khổ”:
1. Các gia đình nghèo không có khả năng đầu tư giáo dục cho con cái của họ.
2. Yêu cầu giới hạn cho vay đối với các hộ nghèo chỉ có ít tài sản.
3. Giảm sức lao động do tình trạng suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong các hộ nghèo nhất, trẻ em ít được đến trường và cũng ít có các cơ hội để hướng tới một tương lai đảm bảo hơn. Nghèo đói được thừa hưởng ngay khi mới sinh hoặc là kết quả của những sự việc không mong muốn, cũng có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều năm. Các hoàn cảnh này – nhất là tình trạng bệnh tật nghiêm trọng – giải thích cho việc lâm vào cảnh nghèo đói cùng cực của nhiều gia đình.

Thêm vào đó, sự thiếu quan tâm của xã hội đối với một số nhóm nhạy cảm như dân tộc thiểu số, các bộ lạc hay các tầng lớp thấp kém, những người bệnh và những người tàn tật càng hạn chế sự tiếp cận của họ đối với các nguồn tài nguyên và thị trường, khiến đói nghèo càng gia tăng.

Joam von Braun, tổng giám đốc IFPRI nói rằng: “Cần thúc đẩy các hành động khác nhau nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo nhất thế giới. Các biện pháp để thúc đẩy quá trình xoá nghèo cần được kết hợp với nỗ lực bảo vệ xã hội”

Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà lập pháp để giảm tỉ lệ đói nghèo, nhất là vùng phụ cận Sahara của châu Phi:
1. Tăng khả năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ cơ bản cho người nghèo ở các khu vực nông thôn hẻo lánh nhất
2. Cung cấp chế độ bảp hiểm để giúp các hộ gia đình giải quyết các vấn đề sức khoẻ
3. Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em
4. Đầu tư giáo dục và vốn cơ bản cho người
5. Huớng tới loại trừ các nhóm lạc hậu

Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc nhằm xác định những đối tượng nghèo đói nhất. Thông qua việc nắm bắt các thách thức mà những người túng quẩn nhất thế giới đang phải đối mặt, chúng ta có thể hướng tới một tương lai không đói nghèo.