Nhân bản tế bào gốc mà không cần phôi

ThienNhien.Net – Một phương pháp gen mới đối với các tế bào phôi gốc (embryonic stern cells) đã vượt qua các rào cản về đạo đức, đó là việc tạo ra các tế bào từ một người trưởng thành để chuyển hoá thành một loại mô ở người bất kỳ. Tháng 6 vừa qua, ba nhóm nghiên cứu đã công bố thành công khi thử nghiệm kỹ thuật này trên chuột và hiện nay họ đã tiến hành trên cơ thể người.

Những tế bào phôi gốc nhân tạo sẽ có thể giúp phục hồi thị giác và chữa được bệnh tiểu đường hay suy tim. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có ai thực hiện được kỹ thuật này trên cơ thể người mặc dù nó đã từng thành công trên cơ thể loài khỉ rezut-loài khỉ có mặt hồng, lông xám hoặc nâu. Ngoài ra, việc tạo ra được những tế bào này thông qua nhân bản phôi đang vấp phải những vấn đề về đạo đức cũng như số lượng trứng ít ỏi cho việc thử nghiệm.

Hiện tại nhóm nghiên cứu của James Thomson đến từ Đại Học Wisconsin, Hoa Kỳ và nhóm nghiên cứu của Shinya Yamanaka của Đại Học Kyoto, Nhật Bản đã phát minh ra một kỹ thuật tạo ra các tế bào gốc pluripotent cho người trưởng thành – loại tế bào có chức năng tương tự các tế bào phôi gốc: cụ thể là có thể tạo ra nhiều loại mô khác nhau ở người.

Ban đầu các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào phôi gốc có thể biến đổi những tế bào thông thường thành hình thái của chúng. Chẳng hạn khi hợp nhất với những tế bào hồng cầu non, chúng biến đổi những tế bào hồng cầu này thành những tế bào gốc. Do đó, họ bắt đầu quan tâm hơn tới những loại gen có trong các tế bào phôi gốc mà không có trong các tế bào thường. Sau đó, họ sử dụng một loại vi rút nhằm chuyển các tổ hợp khác nhau của các gen này thành những gen thường để tạo ra một bộ gen nhỏ nhất có khả năng tương tự.

Nhóm Yamanaka cũng tìm thấy bốn loại gen tương tự đã tiến hành trên chuột: OCT3/4, SOX2, KLF4 and c-MYC và cũng đã thử nghiệm cho các tế bào người có khả năng chuyển các tế bào da của một người phụ nữ 36 tuổi thành những tế bào gốc pluripotent. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Thomson lại đưa ra kết luận về một danh sách bốn loại gen khác so với của nhóm Yamanaka do họ không sử dụng gen c-MYC. Thay vì vậy, họ lại thành công khi kết hợp hai loại gen NANOG and LIN-28 với hai loại gen đầu của nhóm Yamanaka: OCT3/4 and SOX-2. Chính điều này tạo cho họ một thuận lợi do loại gen này có đặc tính là gây ra bệnh ung thư. Nói cách khác, nhóm nghiên cứu của Nhật đã chứng minh rằng kỹ thuật của họ sẽ hiệu quả đối với các tế bào của những người ở độ tuổi 69, nhưng những tế bào già nhất mà nhóm Wisconsin đã thử nghiệm lại được lấy từ bao quy đầu của một trẻ sơ sinh.

Hiện không có nhà nghiên cứu nào dám khẳng định rằng tế bào của họ có thể được sử dụng để thay thế cho các mô ở người bởi khác với các tế bào phôi gốc được lấy từ các phôi, những tế bào mới này đều tạo ra những thay đổi đối với mã gen của chúng khi ghép bốn gen này với nhau, do đó có thể gây ra những biến đổi khác thường cho một số bộ phận của cơ thể.

Tuy nhiên, những tế bào này luôn phù hợp với những mẫu bệnh đang được nghiên cứu ở người. Chúng có thể được tạo ra từ tế bào da của người có bệnh thần kinh vận động. Và do có khả năng chuyển hóa thành các nơtron thần kinh nên các nhà nghiên cứu cũng có thể thực hiện được việc tái hiện lại quá trình bệnh trong ống nghiệm.

Robin Lovell Badge, chuyên gia của Viện Quốc Gia Nghiên Cứu Y Học MRC Hoa Kỳ nói rằng: “Điều này đã thành công đến mức bất ngờ. Song dù cho những phương pháp mới này có thể vượt qua các nhu cầu sử dụng công nghệ nhân bản thì chúng cũng không thể thay thế được tất cả.”