Ngày Môi trường thế giới 05/6: Băng tan – Một chủ đề nóng hổi

ThienNhien.Net – Ngày Môi trường Thế giới 5/6 được tổ chức hàng năm, là một trong những biện pháp quan trọng của Liên Hợp Quốc nhằm nâng cao nhận thức của nguời dân trên toàn thế giới về môi trường, đồng thời khuyến khích sự chú ý của mọi người cũng như các hoạt động mang tính chất chính trị.

Khẩu hiệu được chọn của Ngày Môi trường Thế giới năm nay là Băng tan – một chủ đề nóng hổi. Góp phần vào năm địa cực quốc tế (từ tháng 3/2007 -3/2009), chủ đề lựa chọn cho năm 2007 hướng đến những tác động của thay đổi khí hậu đối với hệ sinh thái và cộng đồng sinh sống tại 2 vùng cực, cũng như hậu quả của chúng trên toàn thế giới.


Băng đang tan nhanh

Theo bản báo cáo năm 2007 về thay đổi khí hậu của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu, trong năm 2005, độ dày của khoảng 30 núi băng trên toàn thế giới đã giảm 0,5 m là hậu quả của hiện tượng nhiệt độ trái đất tăng 0,60 C so với thế kỷ 20. Phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Những tác động xấu của hiện tượng băng tan hiện đang làm gia tăng một số hiện tượng. Ví dụ như, khi lớp đất đóng băng tan sẽ phát sinh khí metan – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính lâu dài. Và việc băng tan ở Bắc cực sẽ dẫn đến giảm khả năng phản chiếu bởi vì nước hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn băng và tuyết.

Các lễ kỷ niệm chính cho ngày Ngày Môi trường Thế giới 2007 sẽ được tổ chức tại Na Uy. Sự kiện này được tổ chức tại thành phố Tromso.

Dự kiến sẽ diễn ra một số chương trình nghị sự, bao gồm: kêu gọi sự hưởng ứng của mọi người với các vấn đề liên quan đến môi trường; khuyến khích mỗi người trở thành những tác nhân tích cực của phát triển công bằng và bền vững; nâng cao nhận thức rằng cộng đồng chính là bộ phận nòng cốt cần thay đổi hành vi, thái độ đối với các vấn đề môi trường; chủ trương hợp tác nhằm đảm bảo cho các quốc gia và dân tộc có được một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn. Ngày Môi trường Thế giới là một sự kiện của toàn dân, diễn ra với rất nhiều hoạt động khác nhau như: diễu hành đường phố, diễu hành xe đạp, hoà nhạc xanh, thi hùng biện và áp phích tại các trường học; trồng cây; các chiến dịch làm sạch và tái sản xuất…

Một số vùng lạnh của thế giới đang bị suy giảm

Núi băng Carstensz và West Meren, Indonesia

Từ năm 1942 đến 2000, núi băng Carstensz đã bị thu hẹp đến 80% trong khi đó, tới cuối những năm 90, núi băng West Meren thì bị tan hoàn toàn.

Vườn quốc gia núi băng ở Mỹ

Thế kỷ trước 2/3 diện tích núi băng ở Vườn quốc gia này đã biến mất và cho đến năm 2030 thì biến mất hoàn toàn.

Đỉnh băng Quelccaya ở Peru

Tốc độ tan của đỉnh băng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới này đã tăng nhanh đến 60m hàng năm. Như vậy thì cho đến năm 2020 đỉnh băng này có thể sẽ biến mất

Sông băng Breidamerkurjokull, Iceland

Từ năm 1973 đến năm 2000, sông băng chính xuất phát từ Vatnajökull ice, đỉnh băng lớn nhất Châu Âu, đã bị sụt lở tới 2 km. Phần lớn núi băng Vatnajökul cũng đang bị sụt lở.

Sông băng New Zealand

Từ giữa thế kỷ 19, các sông băng này đã có dấu hiệu tan và theo đó, một nửa diện tích núi băng biến mất.
Việc băng tan này gây ra rất nhiều nguy hiểm cho các vận động viên leo núi.

Núi băng Chacaltaya, Bolivia

Đây là khu dốc trượt tuyết cao nhất trên thế giới. Chỉ riêng trong những năm 90, khoảng 2/3 diện tích của Chacaltaya đã bị mất đi và có lẽ sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2010.

Cánh đồng băng Patagonian

Khu vực băng lớn nhất của Bán cầu Nam hiện đang là sông băng tan nhanh nhất trên thế giới, chiếm đến khoảng 9% mức thay đổi mực nước biển toàn cầu do nở băng.

Núi Everest, Himalayas

Trong 5 thập kỷ qua, các núi băng thuộc vùng núi Everest đã bị sụt lở từ 2 đến 5 km, gây ngập lụt cho các hồ đóng băng và các cộng đồng dân cư sống gần đó

Vùng núi Tien Shan, Trung Á

Chỉ riêng trong nửa sau thế kỷ 20, các núi băng khu vực này đã bị rút ngắn tới 1/3 diện tích, tức là mất tới khoảng trên 2 km3 hàng năm.

Vùng núi Caucasus, Liên bang Nga

Trong thế kỷ trước, các núi băng khu vực này đã bị sụt lở tới một nửa diện tích.
Các núi băng Na uy

Trong thế kỷ tới, rất nhiều trong số 1 627 sông băng ở Norway dự đoán là sẽ bị tan chảy, bao gồm 1/3 diện tích các lớn nhất và tất cả các sông băng nhỏ nhất.

Các sông băng Cao nguyên Tây Tạng

Đây là vùng sông băng lớn nhất không thuộc 2 cực. Trung bình diện tích của 46 298 sông băng ở đây bị suy giảm tới 50% trong 1 thập kỷ và đe doạ nghiêm trọng tới nguồn nước sử dụng của phần lớn dân cư Châu Á.

Các sông băng vùng núi Kenya, Kenya

Thế kỷ trước, các sông băng tại Di sản thiên nhiên thế giới này đã thu hẹp với tốc độ nhanh, làm biến mất 75% diện tích khu vực. 8 trong số 18 núi băng ở đây đã biến mất hoàn toàn.

An pơ

Cuối thế kỷ này, dự tính các sông băng Alpine bị suy giảm 5% so với thể tích băng vào những nam 1970.

Tảng băng Greenland

Tảng băng lớn nhất khu vực Bắc bán cầu đang sụt giảm ít nhất là 50 km3 một năm, đủ để làm tăng mực nước biển toàn cầu tới 0,13 mm hàng năm.

Các sông băng vùng Ruwenzori, Đông Phi

Từ năm 1987, 50% diện tích của các núi băng nhiệt đới này đã bị tan chảy và có thể sẽ biến mất trong vòng 2 thế kỷ

Các sông băng Peruvian

Từ năm 1970, diện tích của các sông băng này đã biến mất ít nhất là 22% và tiếp tục gia tăng quá trình tan, đe doạ tới nguồn nước và nguồn cung cấp năng lượng cho khoảng 2/3 dân số Kenya đang sinh sống ở khu vực ven biển.

60% diện tích của các núi băng ở đây đang bị tan chảy ra biển, nhanh hơn là tốc độ tích tụ lại từ băng tuyết. Sự việc này sẽ làm tăng khoảng 0,2 mm mực nước biển hàng năm.

Băng vùng biển Arctic

Trong vài thập kỷ qua, băng của khu vực này đã sụt lở với tỉ lệ khoảng 9% một thế kỷ. Dự tính trong thế kỷ này tất cả băng mùa hè sẽ biến mất. Thế kỷ trước, khu vực băng ở đây đã thu hẹp tới 80%

Dải băng Larsen B, Antarctic Peninsula

Trong năm 2002 khoảng 3 000 km2 diện tích dải băng này đã bị chia tách. Từ đó, các núi băng trong khu vực chuyển động nhanh hơn, chảy nhanh ra biển

Các núi băng Alaskan, Mỹ

Thế kỷ trước rất nhiều núi băng ở đây đã mỏng đi đến 3 lần so với 40 năm trước đó, làm cho mực nước biển tăng khoảng 0,14 mm hàng năm.

Băng vĩnh cửu Arctic

Từ những năm 80, nhiệt độ khối băng vĩnh cửu ở đây đã tăng lên 20. Dự tính băng sẽ tan với khối lượng lớn và thải ra lượng lớn khí metan và các bon vào khí quyển.


Ngày Môi trường thế giới ra đời khi nào?

Ngày Môi trường Thế giới do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sáng lập vào năm 1972 để đánh dấu sự kiện khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trường con người. Một nghị quyết khác đã được Đại hội đồng thông qua, theo đó thành lập ra tổ chức UNEP.

Tổ chức lễ kỷ niệm ngày Môi trường thế giới như thế nào?

Nhà lãnh đạo các nước thành viên, tuyên bố và cam kết sẽ quan tâm đến Trái đất. Rất nhiều các cam kết quan trọng được đưa ra, dẫn tới việc thiết lập các cơ quan quản lý thường trực, có nhiệm vụ quản lý môi trường và hoạch định kinh tế. Bộ máy giám sát này sẽ tạo cơ hội để ký kết và phê chuẩn các hiệp định môi trường quốc tế.

Năm nay, chúng ta hãy xem xét lại tình trạng môi trường xung quanh mình, cân nhắc kỹ càng các hoạt động sẽ phải tham gia. Từ đó, tự đề ra cho mình các nhiệm vụ về bảo tồn cuộc sống trên trái đất .