Người phụ nữ tích cực đóng góp cho sự phát triển bền vững của các làng nghề Việt Nam

Không chỉ say mê nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực công nghệ môi trường, Nhà giáo ưu tú PGS.TS Đặng Kim Chi đă đem những kết quả nghiên cứu của mình vào áp dụng và triển khai trong thực tế nhằm cải thiện môi trường làng nghề ở một số địa phương, góp phần bảo vệ môi trường của đất nước. Với những thành tích đó, Bộ TN&MT đă trao Giải thưởng Môi trường 2005 cho PGS.TS Đặng Kim Chi.

Xin chúc mừng chị được nhận Giải thưởng Môi trường 2005. Thưa chị, trong suốt quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình, chắc chị có nhiều kỷ niệm, chị có thể cho biết kỷ niệm nào khó quên nhất đối với chị.

PGS.TS Đặng Kim Chi: Trong quá trình hoạt động khoa học, tôi có rất nhiều kỷ niệm, nhưng điều để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất đó là khi tôi đi nghiên cứu tại làng nghề chế biến đồ gỗ mỹ nghệ Kim Bảng, Bắc Ninh. Tôi thấy người dân nơi đây làm việc trong điều kiện bị nhiễm bụi do hoạt động trang trí gỗ… Do vậy, chúng tôi đă nghiên cứu và lắp đặt thử nghiệm một hệ thống hút bụi máy trà gỗ đồ mỹ nghệ, làm giảm thiểu bụi đáng kể và điều này đã đem lại niềm vui cho người dân làng nghề. Vào một buổi sáng 30 tết, có hai người thay mặt làng nghề mang tặng tôi một tấm gỗ nhỏ có trạm khắc chữ “Phúc” rất nghệ thuật. Điều này đã làm tôi hết sức cảm động và nghĩ mình chưa làm được gì nhiều cho người dân cả. Nhưng những tình cảm của người dân làng nghề đối với tôi là một sự động viên lớn thúc đẩy tôi tiếp tục theo đuổi hướng đề tài giải quyết môi trường làng nghề.

Nhiều năm gần đây, tôi luôn suy nghĩ vấn đề môi trường là vấn đề mang tính đặc thù riêng của Việt Nam, đó chính là môi trường làng nghề, chỉ có nông thôn Việt Nam mới có nhiều làng nghề tập trung như vậy. Theo một tiêu chí nhất định, làng nào có trên 30% số dân làm nghề sản xuất phi nông nghiệp hoặc có tổng doanh thu trên 50% doanh thu của cả làng kể cả nghề nông thì đó gọi là làng nghề. Ở nước ta có 1450 làng nghề. Trong giai đoạn mở cửa hiện nay, làng nghề đã được khôi phục và phát triển tạo ra của cải vật chất cho xã hội đồng thời giải quyết công ăn việc làm trong những lúc nông nhàn thì môi trường làng nghề đã bắt đầu xuất hiện những bức xúc đó là vấn đề ô nhiễm do sản xuất đă tác động đến đời sống của bà con sống tại vùng nông thôn có hoạt động của làng nghề.

 Những đóng góp của PGS.TS Đặng Kim Chi trong công tác bảo vệ môi trường
– Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trực tiếp hướng dẫn tốt nghiệp 40 kỹ sư công nghệ môi trường; 23 thạc sỹ công nghệ môi trường đạt điểm khá, giỏi, xuất sắc; 3 nghiên cứu sinh; 6 sinh viên đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Tham gia 26 đề tŕi nghiên cứu khoa học (trong đó chủ trì 13 đề tài) cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc tương đương, 28 công trình và bài báo đã công bố trên các tạp chí, tác giả cuốn sách Hóa học Môi trường và tham gia viết một số phần trong các sách về bảo vệ môi trường.
– Tham gia nghiên cứu khoa học và các dịch vụ tư vấn về kỹ thuật môi trường môn xử lý ô nhiễm khí, nước thải, chất thải rắn… tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các làng nghề Việt Nam góp phần cải thiện môi trường.
– Tích cực xây dựng và phát triển Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường Trường, Đại học Bách khoa Hà Nội.
– Là một nữ cán bộ khoa học tham gia tích cực các hoạt động xã hội, luôn đạt danh hiệu “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Mẹ giỏi, con giỏi, gia đình văn hóa mới”.

Tôi đă đi rất nhiều làng nghề từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là các làng nghề ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi lần đến những nơi đó tôi cảm thấy rất xúc động trước hiện trạng môi trường cũng như điều kiện sản xuất của người dân làng nghề bởi vì họ đã phải làm việc trong điều kiện môi trường hết sức bức bách, chật hẹp, ô nhiễm và gia đình họ sống cùng trong khu vực sản xuất cũng phải chịu sự ô nhiễm do hoạt động sản xuất như khói, bụi, tiếng ồn, nước thải… Vì vậy tôi cảm thấy việc đi vào nghiên cứu cải thiện môi trường làng nghề là vấn đề tương đối khó khăn nhưng càng khó khăn tôi càng thấy trách nhiệm của mình trong việc đi vào mảng nghiên cứu mà có lẽ từ trước đến nay chưa có người nghiên cứu nhiều cũng như chưa được đầu tư nghiên cứu, nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc cải thiện môi trường làng nghề.

Theo chị, vấn đề lớn nhất, khó khăn nhất của sự phát triển bền vững các làng nghề Việt Nam hiện nay là gì?

PGS.TS Đặng Kim Chi: Để phát triển bền vững các làng nghề cần phải phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường. Điều khó khăn nhất đó chính là nhận thức của bà con làng nghề trong điều kiện chất lượng môi trường sống còn thấp. Họ chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, ít quan tâm đến tác động của sản xuất đến môi trường. Chính vì nhận thức như vậy nên rất nhiều làng nghề tuy phát triển mạnh về mặt kinh tế nhưng đã làm xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường làng nghề nặng nề. Mặt khác, công nghệ sản xuất ở các làng nghề thường là các công nghệ thủ công, lạc hậu. Chính vì vậy, để thuyết phục bà con đổi mới công nghệ, quan tâm đến vấn đề môi trường, đầu tư xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường cho các làng nghề là một vấn đề hết sức khó khăn bởi cňn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, trình độ công nghệ, đầu ra của sản phẩm…

Hiện nay, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân làng nghề có thể chia tạm làm hai khu vực. Một là các làng nghề ven đường quốc lộ tiêu thụ được hàng hóa rất lớn. Tại các làng nghề này đã nhanh chóng tập hợp nhiều cơ sở sản xuất nhỏ thành các đơn vị doanh nghiệp tư nhân có thuê nhân công. Các vấn đề về ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn do hoạt động sản xuất nghề đă được cộng đồng quan tâm vì đòi hỏi phải có biện pháp xử lý. Chính điều này đă buộc những người làm nghề phải quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải. Tuy nhiên, nhận thức của người dân cũng đă có nhưng họ vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Theo tôi, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề. Khu vực thứ hai là các làng nghề ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện phát triển như khu vực 1 thì nhận thức về môi trường của người dân nơi đây còn rất thấp. Đối với những làng nghề này mà chúng ta không quan tâm ngay từ bây giờ thì hậu quả ô nhiễm trong tương lai sẽ rất nặng nề.

Chúng tôi cũng đă đi thăm rất nhiều làng nghề ở đồng bằng Bắc bộ đơn cử như làng tái chế chì Đông Mai, xã Chỉ Đạo (Văn Lâm- Hưng Yên). Ở đây, người dân đă lấy những cái ắc quy bị thải bỏ về đập ra để thu lại phần chì, sau đó đưa vŕo lò nấu và việc hoạt động tái chế này đã gây ô nhiễm nặng nề cả 3 thành phần môi trường đó là ô nhiễm nước do axít ở trong bình ắc quy chảy ra các sông, ao, hồ…, ô nhiễm khí do bụi chì sinh ra do quá trình tái chế, ô nhiễm đất do các chất thải của ắc quy để lại vì cả sự ngấm của axít và bụi chì. Khi trao đổi với bà con làng nghề thì nhiều người cũng nói là “Độc thì cũng biết là độc nhưng đi lŕm thì mới có tiền”. Rõ ràng vì mục đích kinh tế, vì cuộc sống, người dân làng nghề sẵn sàng lao vào các việc rất nguy hiểm tới chính sức khỏe của họ. Như vậy, việc khó khăn nhất của việc phát triển bền vững làng nghề là phải làm sao đưa được yếu tố bảo vệ môi trường vŕo trong quá trình phát triển các làng nghề. Và muốn giải quyết vấn đề này cần phải có sự giác ngộ của chính người dân sống tại làng nghề. Thứ hai là phải có sự quan tâm của các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học phải cố gắng làm sao tìm ra được các giải pháp không chỉ về mặt quản lý, quy hoạch mà còn là các giải pháp kỹ thuật đơn giản nhất phù hợp với trình độ của dân làng nghề, đầu tư ít, dễ áp dụng…

Để bảo tồn và phát triển bền vững các làng nghề, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm sức khoẻ và cải thiện môi trường sống của cộng đồng người dân làng nghề, theo chị cần phải làm gì?

PGS.TS Đặng Kim Chi: Với tư cách là chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 08-09 về môi trường làng nghề, tôi cùng tập thể các nhà khoa học, quản lý đã tham gia nghiên cứu một cách toàn diện về môi trường làng nghề trong 3 năm nay. Theo tôi, cần phải rà soát lại tất cả các chính sách có liên quan đến môi trường làng nghề và từ đó đề ra những định hướng xây dựng các chính sách mới. Đối với quản lý nhà nước, việc đưa ra các chính sách phải bao gồm hai dạng. Một là chính sách chuyên biệt phục vụ vấn đề môi trường làng nghề cụ thể như chính sách về tổ chức quản lý môi trường làng nghề, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề, khuyến khích nghiên cứu đổi mới công nghệ và sản phẩm thân thiện môi trường, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường làng nghề…. Hai là chính sách hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề hoặc hỗ trợ cho sự phát triển làng nghề bền vững như có chính sách hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề (giảm thuế đối với cơ sở có xử lý chất thải, hỗ trợ vốn đầu tư xử lý chất thải), chính sách về thị trường cung cấp nguyęn vật liệu và tiêu thụ sản phẩm theo hướng bảo tồn tài nguyên môi trường, hỗ trợ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, kết hợp bảo vệ môi trường làng nghề với phát triển du lịch, ưu đãi xuất khẩu và sản xuất mặt hàng ít gây ô nhiễm môi trường và chính sách giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường làng nghề…

Về công tác quản lý cũng cần phải hết sức quan tâm. Cho đến nay có thể nói hệ thống quản lý môi trường tại các làng nghề là chưa có hoặc nếu có cũng chỉ tập trung vệ sinh môi trường nông thôn tức là thu gom rác thải. Nhưng thực ra hệ thống quản lý môi trường làng nghề không chỉ là vệ sinh môi trường nông thôn mà phải quản lý các cơ sở có thể sinh ra các chất thải độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, quản lý cả các cơ sở sinh ra nhiều chất thải không xử lý hoặc gây ô nhiễm trên diện rộng. Công tác quản lý môi trường làng nghề cần phải gắn với hương ước của làng xã. Điều này sẽ có tác dụng tích cực hơn là các chính sách đưa từ trên xuống.

Để cải thiện môi trường làng nghề, chúng ta cũng cần phải lưu ý vấn đề quy hoạch lại sản xuất làng nghề theo không gian, điều này phụ thuộc vào tính chất đặc thù của từng loại làng nghề. Chúng ta có thể quy hoạch theo từng hộ gia đình, giúp từng gia đình làm sao bố trí khu sản xuất và khu sinh hoạt theo đúng với các hướng gió hoặc theo đường thoát nước để bớt ô nhiễm khi đi qua khu sinh hoạt gia đình. Đây là cách đơn giản nhất. Thứ hai là chúng ta quy hoạch theo cụm sản xuất tức là một số gia đình cùng sản xuất một loại, sản phẩm, cùng loại chất thải thì chúng ta tập hợp thành một khu vực và ở đó chúng ta có biện pháp bố trí lại các vị trí sản xuất cũng như có hệ thống xử lý chất thải. Đối với làng nghề tương đối phát triển, các cơ sở sản xuất phát triển thành các doanh nghiệp tư nhân nhỏ thì có thể đưa ra thành các khu công nghiệp làng nghề và tại đây, cần phát triển các hệ thống xử lý chất thải tập trung cho cả khu công nghiệp. Loại hình này ở một số tỉnh đã bắt đầu phát triển ở dạng quy hoạch làng nghề.

Đối với các giải pháp kỹ thuật, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rất có hiệu quả nếu chúng ta áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn đối với một số loại hình làng nghề. Chúng tôi đã xây dựng một bộ tài liệu hướng dẫn môi trường làng nghề đối với 7 loại hình đó là các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, tái chế giấy, tái chế kim loại và tái chế nhựa, trong đó việc áp dụng sản xuất sạch hơn giới thiệu các cơ hội để giảm thiểu sự phát sinh chất thải bằng việc áp dụng quản lý nội vi hoặc cải tiến tiết kiệm năng lượng thông qua tiết kiệm than, nhiên liệu, nước… vừa giảm thiểu ô nhiễm mà còn đem lại hiệu quả kinh tế. Như vậy, bà con làng nghề dễ chấp nhận hơn. Bên cạnh các giải pháp sản xuất sạch hơn, cần phải có các giải pháp xử lý chất thải phát sinh do hoạt động sản xuất nghề. Mỗi loại hình sản xuất của làng nghề, tuỳ theo đặc điểm công nghệ, sẽ xuất hiện các dạng, loại, tính chất của chất thải khác nhau và theo đó là các kỹ thuật xử lý khác nhau. Nhưng để có thể áp dụng tại làng nghề thì cần phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của lŕng nghề như đơn giản, không hoặc ít tiêu tốn hóa chất, vật liệu, vốn đầu tư ít, dễ vận chuyển, chiếm ít diện tích không gian… Và tốt nhất là có thể tái sử dụng, tái chế hoặc tái tuần hoàn được chất thải… Tôi nghĩ rằng, khi mà ý thức của bà con làng nghề được nâng cao cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ thì chắc chắn là các giải pháp này sẽ được đón nhận vì góp phần cải thiện môi trường của cộng đồng làng nghề.

Xin cám ơn chị và chúc chị đạt được nhiều thŕnh công hơn nữa trong hướng nghiên cứu tâm huyết của mình.