Hủy hoại đất ngập nước – nguy hại vô biên!

ThienNhien.Net – Đất ngập nước, đặc biệt là vùng lầy than bùn là nơi lưu trữ khí nhà kính dưới dạng các khí carbon, metan nhiều hơn cả lượng khí này có trong toàn bộ bầu khí quyển. Thật không khó để tưởng tượng rằng điều gì sẽ xảy đến cho chúng ta một khi những khí này bị thoát ra qua việc phá hủy những vùng đất ngập nước. Và một tin buồn là: điều đó đang xảy ra…

Vùng lầy than bùn chỉ bao phủ 3% lục địa. Hiện nay, đa số những vùng than bùn này đang trong tình trạng đe dọa bị phá hủy. Và khí nhà kính phát ra từ những vùng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu toàn cầu. Một nghiên cứu được thực hiện tháng 10/2006 bởi Công ước khung về thay đổi khí hậu LHQ (UN FCCC) chỉ ra rằng: những phát thải này đã đưa Indonesia từ vị trí 21 lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng những nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

 Vùng lầy than bùn
Sự bốc cháy của lớp than bùn phía trên dẫn đến nạn lụt lội
tột bậc trong mùa ẩm ướt (Ảnh: Wetlands International)

Nghị định thư Kyoto, một thỏa thuận chung quốc tế về biến đổi khí hậu, cho phép những nước phát triển ở phương Tây đạt được các mục tiêu phát thải thông qua việc giúp đỡ giảm lượng phát thải ở các nước thuộc thế giới thứ 3.

Tuy nhiên, Nghị định thư không tính đến nguồn phát thải khí nhà kính từ đất và thực vật phân hủy, mà chỉ hạn chế trong các ngành công nghiệp, giao thông, nông nghiệp. Kết quả là có rất ít sự quan tâm chú ý đến những nguồn phát thải cực lớn đang góp phần gây ra tình trạng nóng lên của Trái đất.

Hành động như thế nào?

• Bảo tồn hệ sinh thái của vùng than bùn ngập nước: ngăn chặn khô hạn, duy trì chế độ thuỷ văn cân bằng.

• Dừng việc sản xuất dầu cọ và các loài khác như keo, bạch đàn gây khô hạn các vùng lầy than bùn.

• Dừng việc khai thác gỗ từ các khu vực vùng lầy than bùn còn lại.

• Phát triển và khuyến khích các hình thức canh tác nông nghiệp tiến bộ.

• Chừng nào con người còn canh tác để chế biến dầu cọ trên vùng lầy than bùn, cần:

– Có chương trình cấp chứng chỉ phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa loài cọ lấy dầu có nguồn gốc từ vùng lầy than bùn với các loại cọ có nguồn gốc khác.

– Không kéo dài việc xác nhận thuộc tính xanh của dầu cọ – cũng như việc không quảng bá dầu cọ là sản phẩm thân thiện môi trường.

– Không khuyến khích phụ cấp môi trường cho dầu từ các nước nhập khẩu.

Dự án vùng lầy than bùn Trung Kalimantan (CKPP)

Tổ chức Đất ngập nước quốc tế (Wetlands International – WI) đang nỗ lực ngăn chặn các vấn đề liên quan đến sự hủy hoại các vùng lầy than bùn. Ở Kalimantan, tổ chức này đang phục hồi và bảo vệ các khu rừng than lầy bằng việc xây dựng những con đập giữ nước. Công việc này được thực hiện qua sự cộng tác với chính quyền và nhân dân địa phương. Trên phạm vi quốc tế, WI cung cấp thông tin về cách bảo vệ vùng lầy than bùn, vùng đất ngập nước. Tiếp theo, WI cố gắng thu hút sự quan tâm tới các vấn đề về khí hậu gây ra bởi sự phá hủy các vùng đất ngập nước.

Những vùng lầy than bùn cao ở Ruoergai

Một dự án của UNEP-GEF thu hút sự tham gia của các nhà chức trách địa phương và quốc gia tại Trung Quốc, hoạt động như tổ chức WI, đánh giá sự tác động của những phương thức quản lí khác nhau. Kết quả: việc khai thác than bùn và tháo nước không còn được cho phép ở Ruoergai và các nước láng giềng, điều này sẽ kéo theo việc phát triển cung cấp nước ở sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Để biết thêm thông tin về hoạt động bảo vệ các vùng lầy than bùn trong khu vực Đông Nam Á, xin tham khảo website www.wetlands.org