Châu Âu tốn bao nhiêu để ứng phó khủng hoảng năng lượng?

Châu Âu đang cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Nhìn chung, ngân sách để ứng phó với khủng hoảng năng lượng đã đạt 276 tỉ USD vào tháng 8

Khi giá khí đốt ở châu Âu tăng gấp 8 lần mức trung bình 10 năm, các quốc gia đang đưa ra chính sách để hạn chế tác động của lạm phát lên các hộ gia đình và doanh nghiệp. Gói hỗ trợ được phân phối dưới nhiều hình thức từ trợ cấp chi phí sinh hoạt đến quy định giá bán buôn. Nhìn chung, ngân sách để ứng phó với khủng hoảng năng lượng đã đạt 276 tỉ USD vào tháng 8.

Cuộc khủng hoảng qua con số

Đức đang chi hơn 60 tỉ USD để chống lại lạm phát năng lượng. Các biện pháp chính bao gồm trợ cấp 300 USD cho người lao động, cùng với khoản tài trợ 147 triệu USD cho các gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, chi phí năng lượng của các hộ gia đình được dự báo sẽ tăng thêm 500 USD trong năm nay.

Tại Ý, người lao động và những người hưu trí sẽ được nhận 200 USD tiền trợ cấp sinh hoạt phí. Hoặc các biện pháp bổ sung, chẳng hạn như tín dụng thuế cho các ngành sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm cả quỹ 800 triệu USD cho lĩnh vực ô tô.

Với dự đoán hóa đơn năng lượng sẽ tăng gấp 3 lần trong mùa đông, các hộ gia đình ở Anh sẽ nhận được 477 USD để giúp trang trải chi phí điện năng.

Trong khi đó, nhiều nước Đông Âu đang chi nhiều hơn cho cuộc khủng hoảng năng lượng, tính theo tỷ lệ phần trăm GDP. Hy Lạp đang chi tiêu cao nhất, ở mức 3,7% GDP.

Xét về chiều sâu của tình hình, Giám đốc điều hành của Shell nói rằng cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu sẽ không chỉ kéo dài trong mùa đông năm nay, mà còn nhiều năm nữa.