12 bức ảnh cùng lời kêu gọi cấm buôn bán động vật hoang dã toàn cầu

Tổ chức World Animal Protection phát động chiến dịch kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 ban hành lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã toàn cầu tại cuộc họp tháng 11 tới nhằm bảo vệ động vật hoang dã và ngăn chặn đại dịch trong tương lai.

Động vật thường bị buôn bán làm thức ăn, giải trí, làm thuốc hoặc làm cảnh, và 12 bức ảnh dưới đây mô tả đầy ám ảnh về các mục đích này.

Tê tê là động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất trên thế giới và một số người tin rằng tê tê có liên quan đến chuỗi truyền virus corona cho người. (Ảnh: Neil D’Cruze/World Animal Protection)
Một cá thể dơi ăn quả bị bán tại chợ Jatinegara ở Jakarta, Indonesia. Nghiên cứu cho thấy Covid-19 có thể bắt nguồn từ loài dơi. (Ảnh: Aaron Gekoski/World Animal Protection)
Một cá thể khỉ đuôi dài biểu diễn cho du khách xem tại một điểm du lịch ở Thái Lan. Khỉ đuôi dài thường bị nuôi nhốt và được chủ nuôi dạy các thủ thuật để biểu diễn, kiếm tiền. (Ảnh: World Animal Protection)
Cầy hương nuôi nhốt thường bị sử dụng để sản xuất cà phê. (Ảnh: Andi Sucirta/World Animal Protection)
Khỉ đuôi dài, dơi và cầy hương tại chợ Jatinegara ở Jakarta, Indonesia. (Ảnh: World Animal Protection)
Một buổi trình diễn hổ. (Ảnh: World Animal Protection)
Gấu ngựa bị lấy mật làm thuốc cho đến khi việc hút mật bị coi là bất hợp pháp tại Việt Nam vào năm 2005. Tuy nhiên, các phương thuốc có chứa mật gấu lại được chính phủ Trung Quốc khuyến nghị để điều trị Covid-19. (Ảnh: Tim Gerard Barker/World Animal Protection)
Các quán cà phê rái cá đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở Nhật Bản nhằm phục vụ du khách trả phí để tương tác, cho ăn và cưng nựng. (Ảnh: Aaron Gekoski/World Animal Protection)
Cá heo biểu diễn trong bể. (Ảnh: World Animal Protection)
Một cá thể khỉ đuôi dài nhỏ bị bày bán ở chợ Jatinegara ở Jakarta, Indonesia. (Ảnh: World Animal Protection)
Nong Nooch Garden, Thái Lan có khoảng 60 cá thể voi cho du khách cưỡi và chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: World Animal Protection)
Vẹt xám châu Phi là một trong những loài chim nuôi làm cảnh phổ biến nhất châu Âu, Mỹ và Trung Đông. (Ảnh: Jeremy Sutton-Hibbert/World Animal Protection)

Thế Anh (Theo Guardian)

Nguồn: