Phơi nhiễm với bụi mịn PM 2.5 tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Neurology của Viện nghiên cứu Karolinska, ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở những bệnh nhân tim mạch.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, những người mắc bệnh tim mạch sống trong môi trường ô nhiễm có thể cần sự chăm sóc đặc biệt để giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Theo dự đoán mới nhất, số người mắc chứng mất trí nhớ sẽ tăng gấp ba trong vòng 30 năm tới, và vì vẫn chưa có phương pháp điều trị nào được xác định, nên việc tìm kiếm các yếu tố ngăn ngừa rủi ro vẫn là ưu tiên hàng đầu của sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí và chứng mất trí ở gần 3.000 người lớn với độ tuổi trung bình 74, được theo dõi trong 11 năm, kết quả có 364 người mắc chứng mất trí có phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5.

Tác giả của nghiên cứu, Ts. Giulia Grande, nhà nghiên cứu Khoa Thần kinh học, Viện Karolinska cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy ô nhiễm không khí đóng vai trò trong sự phát triển chứng mất trí và chủ yếu thông qua bước trung gian là bệnh tim mạch, đặc biệt là đột quỵ.” Nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ đã tăng hơn trong phạm vi liên vùng có PM2.5 và nitơ oxit và gần 50% các trường hợp mất trí nhớ có liên quan đến ô nhiễm không khí có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim cục bộ và suy tim.

Ô nhiễm không khí là một yếu tố rủi ro đã được xác định đối với sức khỏe tim mạch và ô nhiễm không khí làm tăng tốc độ suy giảm nhận thức, nên việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức một cách gián tiếp. TS. Giulia Grande cho biết: “Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy có mối liên quan đáng kể của ô nhiễm không khí với chứng mất trí. Kết quả này càng thêm lý do để giảm khí thải và các yếu tố rủi ro liên quan, đặc biệt đối với những người sống trong khu vực ô nhiễm của các thành phố lớn. “