Hà Nội sắp hết chỗ để đổ rác

Theo báo cáo, hai bãi chôn lấp rác lớn nhất thành phố dự báo đến cuối năm 2020 sẽ hết chỗ, Hà Nội buộc phải nhanh chóng có phương án thay thế để giải quyết số rác thải sinh hoạt khổng lồ phát sinh hằng ngày. Bãi Nam Sơn đã chất cao.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ban đô thị, HĐND TP Hà Nội cho thấy, trung bình mỗi ngày toàn thành phố phát sinh khoảng 6.500 tấn rác sinh hoạt. Hai bãi rác lớn nhất là bãi Nam Sơn và bãi Xuân Sơn tiếp nhận khoảng 90% lượng rác này, số còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện.

Bãi rác Nam Sơn chất cao

Báo cáo cũng nêu rõ, hai bãi rác lớn kể trên đang phải hoạt động hết công suất và nếu không có giải pháp công nghệ thay thế thì sẽ buộc phải đóng bãi vào cuối năm 2020. Song song với vấn đề này, các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt không phát điện đã lạc hậu, thường xuyên xảy ra hư hỏng. Các tuyến phố thủ đô ngập rác khi bãi Nam Sơn bị dân chúng “phong tỏa” những ngày vừa qua.

Cũng theo báo cáo, thành phố hiện có rất nhiều dự án xử lý chất thải rắn sử dụng công nghệ cao hiện đại, quy mô lớn như: Điện rác Sóc Sơn 4.000 tấn/ngày; dự án xử lý rác thải thu hồi điện Xuân Sơn công suất 1.000 tấn/ngảy; dự án khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng công suất 500 tấn/ngày; Khu xử lý CTR Đồng Ké công suất 1.500 tấn/ngày… tuy nhiên tiến độ triển khai chậm.

Giá dịch vụ VSMT khu vực nông thôn quy định thu 3.000đ/nhân khẩu, thấp và chưa đáp ứng đủ cân đối kinh phí chi trả cho công tác duy trì VSMT, theo báo cáo của các huyện do giá được tính và thu đồng đều 3.000/nhân khẩu nên chưa công bằng giữa các hộ dân ở vị trí ngõ trên 2m (đơn vị cung ứng VSMT thu gom trực tiếp) với các hộ ở vị trí ngõ dưới 2m (hộ dân phải tự tổ chức thu gom). Việc xác định định mức đơn giá duy trì cho đơn vị cung ứng dịch vụ VSMT theo phố, ngõ với đơn giá khác nhau trong một số trường họp cụ thể không phù hợp vì thực tế có nhiều ngõ có mặt cắt rộng hơn phố.

Các tuyến phố thủ đô ngập rác khi bãi Nam Sơn bị dân chúng “phong tỏa” những ngày vừa qua.

Trong năm 2017, 2018 nhiều huyện thực hiện chưa tốt công tác thu giá dịch vụ VSMT, kết quả thu đạt thấp so với chỉ tiêu giao thu  nên mất cân đối nguồn kinh phí chi trả cho các đơn vị thực hiện công tác duy trì VSMT trên địa bàn; việc thanh quyết toán kinh phí gói thầu duy trì VSMT của nhiều quận, huyện thường chậm, kéo dài.

Theo báo cáo của liên sở Xây dựng, Tài chính qua rà soát tổng hợp giá trị bổ sung kinh phí duy trì VSMT (giai đoạn 3 năm 10 tháng) của 22/26 đơn vị thì số kinh phí chênh lệch phải bổ sung là 591.079.788.861đồng.

Chất thải rắn sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) tồn đọng vương vãi xảy ra trên nhiều tuyến đường, tuyến phố, ngõ vào các cung giờ từ 9 -11 giờ sáng, 14-16 giờ chiều hàng ngày, nhất là ở các tuyến đường, tuyến phố có nhiều hộ, cá nhân kinh doanh, buôn bán ở khu vực đô thị và các tuyên đường, ngõ có tân suât thu gom thấp từ 2- 3 lần/tuần ở khu vực nông thôn, chưa được thu gom kịp thời ảnh hưởng môi trường và làm mất mỹ quan Thành phố.

Tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng xảy ra ở một số tuyến đường, tuyến phố thuộc địa bàn các quận ven đô, các huyện trên địa bàn Thành phố, tình trạng đổ lẫn rác thải xây dựng vào rác thải sinh hoạt, nhưng không được phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời gây khó khăn cho các đơn vị duy trì VSMT.

Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (chiếm khoảng 89%), xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và chỉ đạt 43% so với công suất thiết kế .

Cũng theo báo cáo, các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng chôn lấp hợp vệ sinh tập trung tại Nam Sơn và Xuân Sơn đều đã và đang phải khai thác vận hành gần hết công suất các bãi chôn lấp, dự báo đến hết năm 2020 nếu không có giải pháp công nghệ thay thế phải đóng bãi.

Tại các quận việc bố trí điểm tập kết xe rác, điểm cẩu gặp khó khăn do hạn chế về quỹ đất; tại các huyện việc đầu tư xây dựng điểm tập kết, trạm trung chuyển rác có quy mô vừa và nhỏ theo quy hoạch gặp khó khăn do nguồn lực còn hạn chế, công tác GPMB gặp nhiều khó khăn.

Một số khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện bằng phương pháp chôn lấp họp vệ sinh đấ đầy và đóng cửa (Đông Lỗ, Vân Đình, Yến Vĩ, Cao Dương, Kiêu Kỵ), rác thải sinh hoạt được phân luồng tập trung chủ yếu về 02 khu xử lý chính của Thành phố là Nam Sơn (hiện tiếp nhận 4.500-4.900 tấn/ngày.đ) và Xuân Sơn (hiện tiếp nhận 1.400 tấn/ngày.đ) đã gây quá tải, quãng đường vận chuyển xa, làm tăng chi phí, tăng nguy cơ rơi vãi nước rác, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển và xử lý dẫn đến nhiều lần người dân khu vực bị ảnh hưởng phản đối.

HĐND TP Hà Nội kiến nghị UBND TP giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc, trong đó có việc sớm xem xét giải quyết đề nghị của các quận, huyện về giá trị bổ sung kinh phí duy trì VSMT do phát sinh tăng khối lượng thu gom, vận chuyển rác thải so với hồ sơ mời thầu (giai đoạn 3 năm 10 tháng) đã được liên sở Tài chính – Xây dựng rà soát tổng hợp báo cáo ƯBND Thành phố, Thanh tra Thành phố đã thanh tra và kết luận, đảm bảo quy định của pháp luật và Thành phố.