Đổi mới công nghệ trong sản xuất nhiệt điện than

Hiện nay, nhu cầu sử dụng năng lượng từ nhiệt điện than đang gia tăng ở nước ta để bù đắp cho sản lượng điện quốc gia thiếu hụt hàng năm. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nhiều sản xuất nhiệt điện than hiện vẫn sử dụng công nghệ đốt lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB), là công nghệ sử dụng than nội địa chất lượng rất thấp, gây ra các lo ngại về ô nhiễm môi trường.
Xem nhiều nhất

Cần giảm thiểu tác hại của nhiệt điện.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, nhiệt điện than tác động tiêu cực đối với môi trường và tác động trực tiếp tác động tới sức khỏe của chính người dân.

Từ các tác hại trên, các đô thị Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM có xu hướng khuyến khích sử dụng năng lượng sạch là các dạng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện sinh khối, điện gió,…) để hạn chế ô nhiễm không khí tại các đô thị này. Thế nhưng, theo bà Hồng, nguy cơ của bụi than vẫn luôn tiềm ẩn do thói quen đốt than lâu nay trong sinh hoạt của người dân ở các đô thị.

Theo PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam, xu hướng sử dụng nhiệt điện than ở nhiều địa phương là những nguy cơ lớn hơn. Hiện cả nước đã có 26 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, trong đó có nhiều nhà máy vẫn sử dụng công nghệ đốt lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB), là công nghệ sử dụng than nội địa chất lượng rất thấp. Đến năm 2020, dự kiến cả nước sẽ có đến 43 nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động.

Việc thực hiện công nghệ sạch trong sản xuất nhiệt điện than đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách do các báo cáo về chất lượng không khí tại Hà Nội, TP HCM và một số địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long vừa được công bố.

PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm Không khí và biến đổi khí hậu (Viện Tài nguyên – Môi trường TP HCM) cho biết, nghiên cứu gần đây liên quan giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe người dân đã chỉ ra rằng hơn 90% trẻ em dưới 5 tuổi tại TP HCM có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp. Một khảo sát tương tự tại Hà Nội cũng cho ra những con số báo động: Mỗi khi tăng 10 μg/m3 của PM10 (nồng độ bụi) trong không khí sẽ làm tăng 1,4% số ca nhập viện. Trong khi đó, mỗi khi tăng 10 μg/m3 của PM2.5 sẽ làm tăng 2,2% số ca nhập viện…

Không chỉ riêng đối với các thành phố lớn, hiện nay nhiệt điện than cũng đang gây các nguy cơ ô nhiễm cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo quy hoạch, từ nay đến 2030 cả khu vực này sẽ có đến 14 nhà máy nhiệt điện than với công suất 18.268 MW. Trong đó, lượng nước tiêu thụ của riêng Nhà máy nhiệt điện than Long An 1 đã gấp đến 3 lần hệ thống cung cấp nước sạch của cả thành phố Hà Nội (1,5 triệu m3/ngày đêm), trong đó lượng than nội địa tiêu thụ lên đến trên một triệu tấn mỗi năm; lượng phát thải CO2 sẽ vượt mức 6,5 triệu tấn/năm;…

Chuyên gia môi trường Hoàng Thị Minh Hồng còn đưa ra nghiên cứu cho thấy, 80 – 85% tro bay và 15 – 20% xử lý đáy lò tại các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành trên cả nước có tác động tới không khí và nguồn nước.

Trong đó, chỉ riêng năm 2017 các nhà máy còn tồn động chưa xử lý là 40 triệu tấn tro xỉ và nguy cơ một số nhà máy phải dừng hoạt động do không còn đủ bãi xử lý là rất cao. Trung bình hàng năm phát sinh thêm khoảng 15 triệu tấn tro xỉ đang là gánh nặng thực sự lên các cơ quan chức năng và ở mỗi địa phương có nhà máy nhiệt điện than.