Top 10 sự kiện đại dương năm 2015

ThienNhien.Net – Những tin vui cũng như những mối nguy đối với đại dương trong năm 2015 đã được Douglas nhà nghiên cứu về khoa học đại dương thuộc Đại học California cùng các đồng nghiệp tổng hợp dưới đây.

1. Cá tự nhiên sẽ không còn là nguồn thức ăn chủ yếu?

2015 là năm đầu tiên trong lịch sử con người tiêu thụ cá nuôi nhiều hơn cá tự nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc. Trên đất liền, tương quan tiêu thụ giữa thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và thực phẩm nuôi trồng đã có sự chuyển đổi từ hàng nghìn năm trước ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, sự thay đổi này đối với thủy hải sản không có nghĩa đại dương mất đi khả năng cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho con người, điều vốn đã từng xảy ra với nhiều khu rừng, thảo nguyên và sa mạc.

Mô hình nuôi cá hồi tại đảo Faroe (Ảnh: Erik Christensen)
Mô hình nuôi cá hồi tại đảo Faroe (Ảnh: Erik Christensen)

2. Cuộc đua tìm vàng dưới đáy biển

Trong năm 2015, nhiều công ty đã tuyên bố khai thác mỏ tại hơn 1 triệu km2 diện tích đáy biển thuộc các hải phận quốc tế. Đến từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh Quốc, quốc đảo Cook và Liên Bang Nga, các công ty này hi vọng có thể tìm thấy vàng, mangan, đồng đỏ và các kim loại hiếm khác. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa qua đã kêu gọi tạm dừng cấp quyền cho các hợp đồng khai thác mới cho đến khi mạng lưới các khu bảo tồn đại dương được thành lập quanh các khu vực khai thác. Tiếc rằng, Ủy ban Đáy biển Quốc tế đã lờ đi lời kêu gọi trên và tiếp tục thông qua nhiều hợp đồng mới.

3. Bùng nổ siêu công viên đại dương

Hơn bao giờ hết, ngày càng nhiều đại dương được bảo tồn trong năm 2015. Các chính phủ tuyên bố sẽ bảo tồntổng diện tích 2,5 triệu km2 đại dương. Palau, một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới, cam kết bảo vệ 500.000 km2; Chile tuyên bố dự định bảo tồngần 1 triệu km2 trong năm 2000. Thử thách lớn nhất trước mắt là tìm kiếm chiến lược bảo tồnhiệu quả cho cả diện tích đại dương rộng lớn để những nỗ lực bảo tồntrên không trở nên vô ích.

Đàn cá tại Đảo Easter, nơi chính phủ Chile dự kiến thành lập khu bảo tồn đại dương khổng lồ rộng khoảng 631.000 km2 (Ảnh: Geografica/ Pew Charitable Trusts)
Đàn cá tại Đảo Easter, nơi chính phủ Chile dự kiến thành lập khu bảo tồn đại dương khổng lồ rộng khoảng 631.000 km2 (Ảnh: Geografica/ Pew Charitable Trusts)

4. Đại dương rác nhựa

Một nghiên cứu mới công bố trong năm 2015 tiết lộ mức độ ô nhiễm rác thải nhựa trầm trọng trên các đại dương. 8 triệu tấn là lượng rác nhựa mà đại dương phải tiếp nhận mỗi năm, tức với mỗi pound (0,37 kg) cá ngừ khai thác từ đại dương, con người trả lại biển 2 pound rác nhựa.

Nhựa trên một bờ biển thuộc Quần đảo Hawaii (Ảnh: Susan White/ US Fish and Wildlife Service)
Nhựa trên một bờ biển thuộc Quần đảo Hawaii (Ảnh: Susan White/ US Fish and Wildlife Service)

5. Chiến đấu với tình trạng “vô luật” ngoài khơi

Năm vừa qua, Liên Hợp Quốc đã đưa ra cam kết chưa từng có về việc đưa ra một hiệp định quốc tế có ràng buộc về mặt pháp lý để bảo tồn đa dạng sinh học trên các khu vực khơi xa. Đây là một bước tiến lớn đối với các sinh vật đại dương bởi 64% diện tích biển nằm ngoài ranh giới quốc gia.

Cá hồi Atlantic biến đổi gen lớn hơn hẳn cá hồi  tự nhiên ở cùng độ tuổi (Ảnh: AquaBounty Technologies)
Cá hồi Atlantic biến đổi gen lớn hơn hẳn cá hồi  tự nhiên ở cùng độ tuổi (Ảnh: AquaBounty Technologies)

6. Cá biến đổi gen

Năm 2015, cá hồi trở thành loại thịt động vật biến đổi gen đầu tiên trên thế giới được Mỹ chấp thuận đủ tiêu chuẩn cho con người tiêu thụ. Gen của chúng được tổng hợp từ ba loài cá hồi: cá hồi Atlantic (Salmo salar), cá hồi Chinook (Oncorhynchus tshawytscha) và cá nheo biển (Zoarces americanus) – một loại cá giống lươn. Theo báo cáo, cá hồi biến đổi gen phát triển nhanh gấp đôi cá hồi Atlantic tự nhiên.

7. San hô hóa trắng toàn cầu

Sự kiện san hô bị tẩytrắng toàn cầu thứ ba trong lịch sử được Cơ quan Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) công bố trong năm 2015. NOAA dự đoán nhiệt độ tăng trên toàn cầu sẽ gây ra sự kiện san hô bị tẩytrắng hoặc chết hàng loạt trong năm tới. Vào cuối năm 2015, NOAA áng chừng khoảng 95% rặng san hô tại Mỹ sẽ gặp phải những điều kiện có thể khiến chúng bị tẩy trắng.

Nhiệt độ khác thường trên bề mặt Thái Bình Dương trong các trận El Nino vào năm 1997 và 2015 (Ảnh: NOAA)
Nhiệt độ khác thường trên bề mặt Thái Bình Dương trong các trận El Nino vào năm 1997 và 2015 (Ảnh: NOAA)

8. “Godzilla El Nino”

Hiện tượngEl Nino khủng khiếp nhất trong lịch sử đã khiến nhiệt độ bề mặt Thái Bình Dương tăng bất thường tại nhiều khu vực rộng lớn. Được mệnh danh là “Godzilla El Nino”, đợt El Nino năm nay đã gây ra nhiều hiện tượng kì dị như rắn biển và các loài rùa biển sống ở vùng nước ấm di chuyển rất xa dọc theo các đường bờ biển lạnh như California. El Nino ở cường độ khủng khiếp như vậy có thể phá vỡ các chuỗi liên kết dưới đại dương và khí hậu toàn cầu. ĐợtEl Nino năm 2015 khiến California ghi nhận số lượng sinh vật biển như sư tử biển mắc cạn nhiều nhất do giảm thức ăn và số lượng cá heo mắc lưới kỷ lục do thay đổi điều kiện đại dương khiến chúng bơi vào bờ nhiều hơn.

Trang trại gió Block Island tại đảo Rhode (Ảnh: Deepwater Wind)
Trang trại gió Block Island tại đảo Rhode (Ảnh: Deepwater Wind)

9. Nhà máy năng lượng trên biển

Ngoài khơi hòn đảo Rhode, nhà máy điện gió trên biển đầu tiên tại Mỹ đã bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2015, bao gồm 5 tuabin. Trong khi Châu Âu và Châu Á đã cho vận hành hàng nghìn tuabin điện gió ngoài khơi, động thái này có thể cho thấy Hoa Kỳ đang dần thay đổi thái độ e dè trước năng lượng từ đại dương. Năm 2015 cũng chứng kiến sự ra đời và dần hoàn thiện của hai dự án năng lượng thủy triều lớn nhất thế giới tại Anh, dự kiến sẽ cung cấp khoảng 700Mw điện – tương đương một nhà máy điện hạt nhân nhỏ.

10. Một tương lai “mát mẻ” hơn cho đại dương

2015 lập kỉ lục năm nóng nhất trong lịch sử đất liền và đại dương. 196 quốc gia đã cùng đưa ra quyết định tại COP 21, Paris, cam kết cùng nỗ lực kiểm soát phát thải và duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 2oC. Có thể hoàn thành cam kết trong Hiệp định Paris là điều kiện tiên quyết để bảo toàn tương lai cho đại dương của chúng ta.