Cuộc đua thủy điện của Trung Quốc lan ra ngoài biên giới

ThienNhien.Net – Cuộc đua thủy điện của Trung Quốc đã diễn ra trong vòng 20 năm, dẫn đến các kế hoạch phát triển và xây dựng hệ thống 28 con đập trên sông Lan Thương (tên gọi của sông Mê Công trên lãnh thổ Trung Quốc). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự tích cực của Chính phủ Trung Quốc trong việc xây dựng đập thủy điện đã lan tới những quốc gia Đông Nam Á.

Hydrolancang, một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng không dưới 7 con đập tại thượng nguồn sông Mê Công, đã khởi động xây dựng đập Hạ Sê San 2 năm 2013 ở phía Bắc Campuchia. Đây cũng là dự án thủy điện đầu tiên của Trung Quốc trên lãnh thổ quốc gia khác.

Nằm cách đập Don Sahong tại Lào khoảng 100km về phía nam, con đập trị giá 800 triệu USD có công suất 400 MW này là một trong những dự án được đánh giá có tác động tiêu cực và gây nhiều tranh cãi nhất trong những năm gần đây. Một khi được hoàn thành, con đập sẽ chặn hai nhánh chính sông Mê Công là Sê San và Srepok, tạo ra một hồ chứa 36 ha, nhấn chìm nhiều ngôi làng và buộc hàng nghìn người dân đã gắn bó với dòng sông qua bao thế hệ phải di rời. Những tác động tiềm tàng từ dự án, dù là tích cực hay tiêu cực, đều vô cùng to lớn.

Một vài ước tính cho rằng đập Hạ Sê San 2 có thể đáp ứng 1/5 nhu cầu năng lượng toàn quốc gia dự kiến cho đến năm 2018, nhưng những tác động vật lý của con đập này lại đe dọa an ninh lương thực của hàng chục nghìn người dân sinh sống tại đây.

Khu vực xây dựng đập Hạ Sê San 2 chỉ cách dòng chính sông Mê Công 25km. Một khi hoàn thành, hồ chứa của con đập sẽ nhấm chìm những ngôi làng xung quanh, buộc dân làng phải rời đi. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Khu vực xây dựng đập Hạ Sê San 2 chỉ cách dòng chính sông Mê Công 25km. Một khi hoàn thành, hồ chứa của con đập sẽ nhấm chìm những ngôi làng xung quanh, buộc dân làng phải rời đi. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Lão ngư dân làng Kbal Romeas cầm trong tay dụng cụ bắt cá tự chế mà ông đem bán cho những người ngư dân khác. Ngôi nhà của ông, cùng rất nhiều gia đình khác sẽ sớm bị nhấn chìm khi con đập hoàn thành, và ông sẽ bị ép phải di dời. “Tôi biết rằng không còn lựa chọn nào khác, nhưng tâm hồn tôi ở đây. Sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới, đó là công việc mà tôi vẫn luôn làm. Tôi sẽ làm gì đây tại nơi ở mới không có dòng sông?” (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Lão ngư dân làng Kbal Romeas cầm trong tay dụng cụ bắt cá tự chế mà ông đem bán cho những người ngư dân khác. Ngôi nhà của ông, cùng rất nhiều gia đình khác sẽ sớm bị nhấn chìm khi con đập hoàn thành, và ông sẽ bị ép phải di dời. “Tôi biết rằng không còn lựa chọn nào khác, nhưng tâm hồn tôi ở đây. Sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới, đó là công việc mà tôi vẫn luôn làm. Tôi sẽ làm gì đây tại nơi ở mới không có dòng sông?” (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Cuộc sống hàng ngày ở làng Srae Sronok, nơi mọi ngôi nhà đều được phun sơn đỏ kí hiệu “LSS2” (Lower Sesan 2- Hạ Sê San 2), nghĩa là các hộ dân này sẽ sớm bị buộc phải di dời. Thế nhưng, vẫn chưa hề có bất kì văn bản chính thức nào từ phía cơ quan quản lý con đập. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Cuộc sống hàng ngày ở làng Srae Sronok, nơi mọi ngôi nhà đều được phun sơn đỏ kí hiệu “LSS2” (Lower Sesan 2- Hạ Sê San 2), nghĩa là các hộ dân này sẽ sớm bị buộc phải di dời. Thế nhưng, vẫn chưa hề có bất kì văn bản chính thức nào từ phía cơ quan quản lý con đập. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Hai cha con ngồi trên chiếc xe đẩy bằng gỗ bên ngoài căn nhà của mình, giống như những căn nhà khác, ngôi nhà cũng bị phun sơn đỏ kí hiệu LLS2. Họ sẽ sớm phải di dời đến khu tái định cư khác, nóng và bụi bặm dọc theo con đường chính tới Ratanakiri, phía Bắc Campuchia. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Hai cha con ngồi trên chiếc xe đẩy bằng gỗ bên ngoài căn nhà của mình, giống như những căn nhà khác, ngôi nhà cũng bị phun sơn đỏ kí hiệu LLS2. Họ sẽ sớm phải di dời đến khu tái định cư khác, nóng và bụi bặm dọc theo con đường chính tới Ratanakiri, phía Bắc Campuchia. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Công nhân từ khu vực di dời đến ngôi làng Kbal Romeas để lấy gỗ tếch từ những ngôi nhà bị thu hồi. Không có lựa chọn nào khác, 89/139 gia đình đang sống tại làng Kbal Romeas đã đồng ý chuyển đi. Dân làng có hai lựa chọn: nhận đền bù 6000 USD/hộ và tự xây lại nhà, hoặc chuyển đến những căn nhà mái tôn và được cấp 5 ha đất để làm nông nghiệp. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Công nhân từ khu vực di dời đến ngôi làng Kbal Romeas để lấy gỗ tếch từ những ngôi nhà bị thu hồi. Không có lựa chọn nào khác, 89/139 gia đình đang sống tại làng Kbal Romeas đã đồng ý chuyển đi. Dân làng có hai lựa chọn: nhận đền bù 6000 USD/hộ và tự xây lại nhà, hoặc chuyển đến những căn nhà mái tôn và được cấp 5 ha đất để làm nông nghiệp. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một bảo vệ đang đi lại giữa những căn nhà mới xây tại khu tái định cư. Đất khô cằn, cây cối không có, nước sạch thiếu thốn khiến người dân khó có thể tái ổn định cuộc sống. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một nhân viên bảo vệ đang đi lại giữa những căn nhà mới xây tại khu tái định cư. Đất khô cằn, cây cối không có, nước sạch thiếu thốn khiến người dân khó có thể tái ổn định cuộc sống. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Bà Mae Ton, năm nay đã 64 tuổi, sống ở bìa khu rừng thiêng Kot Bou, ven sông Srepok. “Công ty xây dựng không hề thông báo cho chúng tôi biết về dự án này. Cũng như những người dân khác trong làng, chúng tôi cũng không nhận được bất kì đền bù nào. Tôi còn có vườn cây, có đàn bò, nhưng trên hết đây là nơi chôn cất tổ tiên tôi. Tôi sẽ không chuyển đi đâu cả cho đến khi nước ngập,” bà Mae nói. Giống như nhiều người dân khác trong ngôi làng Kbal Romeas, bà Mae là người dân tộc thiểu số Phnong, những người tin rằng vị thần bảo vệ họ cư ngụ trong khu rừng thiêng, vùng đất chôn cất tổ tiên của họ. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Bà Mae Ton, năm nay đã 64 tuổi, sống ở bìa khu rừng thiêng Kot Bou, ven sông Srepok. “Công ty xây dựng không hề thông báo cho chúng tôi biết về dự án này. Cũng như những người dân khác trong làng, chúng tôi cũng không nhận được bất kì đền bù nào. Tôi còn có vườn cây, có đàn bò, nhưng trên hết đây là nơi chôn cất tổ tiên tôi. Tôi sẽ không chuyển đi đâu cả cho đến khi nước ngập,” bà Mae nói. Giống như nhiều người dân khác trong ngôi làng Kbal Romeas, bà Mae là người dân tộc thiểu số Phnong, những người tin rằng vị thần bảo vệ họ cư ngụ trong khu rừng thiêng, vùng đất chôn cất tổ tiên của họ. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Những đứa trẻ đang xem phim bằng điện chạy từ ác quy ô tô tại làng Kbal Romeas. Do thiếu điện, ác quy ô tô được sử dụng để chạy hầu hết mọi thứ, từ ti vi cho đến bóng đèn. Hầu hết các dự án thủy điện được lên kế họach trên sông Mê Công chỉ đáp ứng nhu cầu điện cho các đô thị trong khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Những đứa trẻ đang xem phim bằng điện chạy từ ác quy ô tô tại làng Kbal Romeas. Do thiếu điện, ác quy ô tô được sử dụng để chạy hầu hết mọi thứ, từ ti vi cho đến bóng đèn. Hầu hết các dự án thủy điện được lên kế họach trên sông Mê Công chỉ đáp ứng nhu cầu điện cho các đô thị trong khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một gia đình đang dùng bữa tối dưới ánh nến tại làng Kbal Romeas. Hầu hết người dân Campuchia sống cách xa thành thị đều thiếu điện. “Họ hứa hẹn rằng khu tái định cư sẽ có điện , nhưng cũng giống như những lần hứa hẹn trước, họ chỉ hứa suông vậy thôi, cũng chẳng có ai chứng minh bằng văn bản chính thức nào cả. Tất cả những gì chúng tôi nhận được chỉ là những lời hứa hẹn,” già làng Keo Meap trần tình. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một gia đình đang dùng bữa tối dưới ánh nến tại làng Kbal Romeas. Hầu hết người dân Campuchia sống cách xa thành thị đều thiếu điện. “Họ hứa hẹn rằng khu tái định cư sẽ có điện , nhưng cũng giống như những lần hứa hẹn trước, họ chỉ hứa suông vậy thôi, cũng chẳng có ai chứng minh bằng văn bản chính thức nào cả. Tất cả những gì chúng tôi nhận được chỉ là những lời hứa hẹn,” già làng Keo Meap trần tình. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
 Snow Town, một điểm đến hấp dẫn mới trong hàng trăm trung tâm mua sắm ở Bangkok. Cơn khát điện của những thành phố như Bangkok chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt công trình thủy điện xây dựng trên hạ lưu sông Mê Công, tại Campuchia và Lào, và tác động môi trường lan xuống cả Đồng bằng Sông Cửu Long tại Việt Nam. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)

Snow Town, một điểm đến hấp dẫn mới trong hàng trăm trung tâm mua sắm ở Bangkok. Cơn khát điện của những thành phố như Bangkok chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt công trình thủy điện xây dựng trên hạ lưu sông Mê Công, tại Campuchia và Lào, và tác động môi trường lan xuống cả Đồng bằng Sông Cửu Long tại Việt Nam. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một bà lão tại làng Kbal Romeas đang ngồi trên một chiếc ghe gỗ vốn rất phổ biến trên sông Srekok. Hầu hết dân làng đã rời đi, những chiếc ghe này hiếm khi còn được dùng để đánh bắt cá, thay vào đó, chúng được dùng để những người già bám vào tắm sông. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một bà lão tại làng Kbal Romeas đang ngồi trên một chiếc ghe gỗ vốn rất phổ biến trên sông Srekok. Hầu hết dân làng đã rời đi, những chiếc ghe này hiếm khi còn được dùng để đánh bắt cá, thay vào đó, chúng được dùng để những người già bám vào tắm sông. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Trai làng Kbal Romeas đang tụ tập lúc chiều tà để thưởng thức rượu gạo tự làm, một loại rượu có nồng độ cồn cao mà người trẻ trong làng ủ và bán. Phía sau là một trong nhiều ngôi nhà đã được đánh dấu di dời. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Trai làng Kbal Romeas đang tụ tập lúc chiều tà để thưởng thức rượu gạo tự làm, một loại rượu có nồng độ cồn cao mà người trẻ trong làng ủ và bán. Phía sau là một trong nhiều ngôi nhà đã được đánh dấu di dời. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Vài thiếu niên đang chơi bóng chuyền lúc chập choạng tối tại một trong những sân xây dựng của Diamond Island, một tổ hợp thương mại và lưu trú mới ở thủ đô Phnom Penh. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Vài thiếu niên đang chơi bóng chuyền lúc chập choạng tối tại một trong những sân xây dựng của Diamond Island, một tổ hợp thương mại và lưu trú mới ở thủ đô Phnom Penh. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Quang cảnh Diamond Island từ cửa sổ một khách sạn Nhật Bản tại Phnom Pênh. Con đập ở phía Bắc Campuchia có thể đáp ứng 1/5 nhu cầu điện của đất nước này trong những năm tới, nhưng cơ hội được hưởng lợi từ nguồn điện này dành cho các cộng đồng nhỏ bé là vô cùng ít ỏi. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Quang cảnh Diamond Island từ cửa sổ một khách sạn Nhật Bản tại Phnom Pênh. Con đập ở phía Bắc Campuchia có thể đáp ứng 1/5 nhu cầu điện của đất nước này trong những năm tới, nhưng cơ hội được hưởng lợi từ nguồn điện này dành cho các cộng đồng nhỏ bé là vô cùng ít ỏi. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một bé gái đang trên đường về nhà với hai xô nước sông đầy ắp. Xuôi dòng 11km từ khu vực xây dựng con đập, ngôi làng chài của em Phluk từng rất nổi tiếng. Nhưng giờ đây, con đập và lượng canxi cacbua được sử dụng để khoan khiến sản lượng cá trong khu vực sụt giảm nghiêm trọng. “Làng chúng tôi giờ đây rất im ắng. Chúng tôi không thể bán cá nữa bởi ngay cả bản thân cũng không đủ ăn. Chúng tôi chỉ còn nuôi bò và gà, nhưng nạn phá rừng xảy ra khắp nơi khiến mọi thứ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Rồi thì nắng hạn, như thể mọi thư chưa đủ tồi tệ vậy. Chúng tôi bị nguyền rủa rồi.” ông Bun Aeng, một ngư dân 50 tuổi than thở. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)
Một bé gái đang trên đường về nhà với hai xô nước sông đầy ắp. Xuôi dòng 11km từ khu vực xây dựng con đập, ngôi làng chài của em Phluk từng rất nổi tiếng. Nhưng giờ đây, con đập và lượng canxi cacbua được sử dụng để khoan khiến sản lượng cá trong khu vực sụt giảm nghiêm trọng. “Làng chúng tôi giờ đây rất im ắng. Chúng tôi không thể bán cá nữa bởi ngay cả bản thân cũng không đủ ăn. Chúng tôi chỉ còn nuôi bò và gà, nhưng nạn phá rừng xảy ra khắp nơi khiến mọi thứ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Rồi thì nắng hạn, như thể mọi thư chưa đủ tồi tệ vậy. Chúng tôi bị nguyền rủa rồi.” ông Bun Aeng, một ngư dân 50 tuổi than thở. (Ảnh: Giorgio Taraschi/Al Jazeera)