Lập Ban Soạn thảo báo cáo tổng kết về sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh

ThienNhien.Net – Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Soạn thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW Cao Đức Phát làm Trưởng ban Ban Soạn thảo.

2 Phó Trưởng ban Ban Soạn thảo gồm: Ông Phạm Quốc Doanh, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW và ông Nguyễn Đăng Khoa, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Các thành viên Ban Soạn thảo gồm: Ông Nguyễn Mạnh Hiển,Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW; ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW; ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW; ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn; ông Phạm Trọng Lân, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ; mời 1 đồng chí lãnh đạo cấp Vụ, Văn phòng Trung ương Đảng.

Vườn cây su su (Ảnh: ThienNhien.Net)

Ban Soạn thảo có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh xây dựng Đề cương báo cáo tổng kết; đôn đốc các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tổng kết, đánh giá 10 năm sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.

Bên cạnh đó, tổng hợp, soạn thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW theo kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trưởng ban Ban Soạn thảo chỉ đạo chung công tác xây dựng Đề cương báo cáo, đôn đốc các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước báo cáo 10 năm sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, tổng hợp và soạn thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ đạo.

Ban Soạn thảo được mời tham dự các cuộc họp Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì, các cuộc họp của các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ của Ban Soạn thảo.

Ban Soạn thảo cũng có quyền yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên của Ban soạn thảo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Soạn thảo.

Sớm rà soát lại thực trạng sử dụng đất nông, lâm trườngHội thảo bàn về quản lý sử dụng đất đai trong các nông, lâm trường do Bộ NNPTNT, Bộ TN-MT và Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại Hà Nội.

Theo đánh giá tại Hội thảo bàn về quản lý sử dụng đất đai trong các nông, lâm trường, mặc dù còn một số hạn chế nhưng các nông, lâm trường đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, cả nước có khoảng 664 nông trường, lâm trường, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và ban quản lý rừng. Tổng diện tích đất của các nông, lâm trường hiện đang quản lý và sử dụng gần 7 triệu ha, trong đó có 82 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và sinh thái.

Hiệu quả sử dụng đất ở nhiều nông, lâm trường đã tăng lên so với trước đây như: Diện tích chưa sử dụng giảm, trong 5 năm qua giảm gần 2 triệu ha, diện tích đất có rừng tăng gần 2%, năng suất và sản lượng hàng hóa nông lâm nghiệp tăng cao…

Mặc dù còn tồn tại tình trạng tranh chấp, lấn chiếm nhưng nhìn chung các nông, lâm trường đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng cao, vùng xa.

Tuy nhiên, Hội thảo cũng đưa ra một số biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất ở các nông, lâm trường như: Rà soát, đánh giá lại thực trạng sử dụng đất của từng nông, lâm trường; rà soát và điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp ở các địa phương; giải thể các nông, lâm trường hiệu quả; hoàn thành dứt điểm cắm mốc ranh giới nông, lâm trường hiện có…