Việt Nam sẽ là thành viên chính thức của MFF

ThienNhien.Net – Việt Nam đang chuẩn bị để trở thành thành viên chính thức của MFF (Rừng ngập mặn cho tương lai). Và vừa qua, vào ngày 10/06, một sáng kiến bảo vệ hệ sinh thái ven biển đã được các chuyên gia và các nhà hoạch định quy tụ tại Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) để cùng nhau thảo luận, nhằm đưa ra kế hoạch cho chương trình này.


MFF là sáng kiến của IUCN và Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng của sóng thần năm 2004 và vùng biển Ấn Độ. Xác định rõ hỗ trợ kịp thời không chỉ khả năng thích ứng với các thiên tai mà còn giải quyết các mối đe dọa lâu dài với hệ sinh thái ven biển.

MFF đưa ra một kế hoạch chiến lược dài hạn nhằm đầu tư hiệu quả hơn vào môi trường và nguồn lực tại các khu vực ven biển. Đây là lần đầu tiên sóng thần đã tấn công các quốc gia như: Ấn Độ, Indonexia, Maldives, Seychelles, Sri Lanka và Thái Lan.

Trong giai đoạn 2007 – 2009, MFF đã mở rộng đối thoại tại 6 quốc gia bao gồm Việt Nam. Trong số các quốc gia này, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trở thành thành viên chính thức và đang chuản bị thực hiện giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2010.

Don Macintosh, điều phối viên MFF, nhận xét “Việt Nam không nằm trong vùng biển Ấn Độ, nhưng là một quốc gia thành viên đầu tiên bởi khu vực ven biển nhạy cảm và có các hiện tượng thời tiết cực đoan”. Là thành viên của MFF, Việt Nam không chỉ được hưởng lợi ích từ MFF, mà còn có cơ hội đóng góp kiến thức để đối phó với bão nhiệt đới trong các chương trình quốc tế.

Trong vài tháng tới, các thành viên của MFF Việt Nam sẽ đưa ra một chiến lược xác định các vấn đề ưu tiên của khu vực mà MFF tập trung. Từ những ưu tiên này sẽ thành lập nên Ủy ban Điều phối Quốc gia (NCB).

NCB sẽ bao gồm các thành viên chính phủ, tổ chức phi chính phủ và viện nghiên cứu sẽ cùng nhau xem xét các đề xuất để đảm bảo sự rõ ràng và trách nhiệm trong quá trình hỗ trợ kinh phí dự án trong chiến lược quốc gia này.

Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Trí, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Giáo dục (CERE), nói: “Thách thức lớn là làm thế nào để kết hợp MFF vào hệ thống luật pháp hiện tại của Việt Nam” và “MFF cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình soạn thảo luật pháp. NCB có thể đồng hỗ trợ kinh phí vào các hoạt động và quốc gia quan tâm”.

Các thành viên đã đồng ý sơ bộ rằng bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) sẽ đồng chủ trì Ủy ban tại Việt Nam. Tổng cục Biển và Hải đảo (VASI) sẽ là đầu mối chính thay mặt MONRE và IUCN thực hiện các hoạt động của ban thư ký.

Buổi họp cũng lưu ý thêm rằng trách nhiệm của Ủy ban thông qua MFF sử dụng rừng ngập mặn như một hệ sinh thái đặc biệt với chức năng giảm tổn thất của các cơn bão nhiệt đới, sáng kiến cũng tìm kiếm các dự án hỗ trợ về hệ sinh thái ven biển.

Các thành viên sẽ cùng nhau đưa ra dự thảo chiến lược vào cuộc họp MFF trong tháng 11 năm 2009.