2009 – Năm quốc tế về sợi tự nhiên (IYNF)

ThienNhien.Net – Kể từ những năm 1960, việc sử dụng sợi tổng hợp đã tăng lên, làm cho sợi tự nhiên giảm đáng kể trên thị trường tiêu dùng. Để khẳng định vị thế của sợi tự nhiên, nhấn mạnh giá trị của chúng đến người tiêu dùng, giúp đỡ những người nông dân nâng cao thu nhập, đồng thời thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ đối tác giữa các quốc gia trên thế giới có ngành công nghiệp sợi, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã quyết định lấy năm 2009 là Năm quốc tế về sợi tự nhiên. Trong năm này, nhiều hoạt động chính thức trong giao dịch quốc tế về sợi tự nhiên sẽ diễn ra.

 
 
Sợi tự nhiên có thể được định nghĩa là “những sợi được tái tạo từ thực vật hay động vật, có thể dễ dàng chuyển đổi thành dạng sợi dùng cho dệt may hay dùng để sản xuất nhiều loại vật liệu khác”. Việc sử dụng sợi tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của con người bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước và luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống.
 
 
 
 
 
Sợi tự nhiên là một nguyên liệu quan trọng cho ngành dệt may, thời trang, sản xuất thảm, dây thừng và ghế nệm cho người tiêu dùng. Nhiều loại sợi cũng được sử dụng trong công nghiệp bao bì, giấy, công nghiệp đóng tàu và làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra, nó còn có nhiều ứng dụng khác như dùng trong sản xuất ô tô, xe máy. 
 
 
 
 
 
Sợi tự nhiên lấy từ thực vật có thể được chế biến từ lá, thân cây, lớp vỏ bên trong của quả và hạt hoặc giống của các loại cây trồng. Các nguồn sợi thực vật bao gồm cotton, sợi gai, dâm bụt, sợi xidan, lanh, chanh, sợi đay, tre, xơ dừa, bông gạo và rong tảo.
 
 
 
Các nguồn động vật thì có cừu, dê, và lạc đà, có thể cho nguyên liệu dưới dạng lông thú, len, hoặc da thuộc. Sợi côn trùng chủ yếu lấy từ kén tằm. 
 
 
 
Gần 30 triệu tấn sợi thiên nhiên được sản xuất hàng năm trên thế giới, trong đó có bông chiếm ưu thế với 20 triệu tấn, len và đay khoảng 11 triệu tấn, mang đến lợi nhuận 40 tỷ đô la Mỹ.
 
Cây tầm ma thường được coi là có lịch sử làm sợi lâu đời nhất. Những di tích khảo cổ còn lại ở Đan Mạch và Anh cho thấy chúng được dùng làm chỉ và vải vóc trong thời kì đồ đá mới. Trong giai đoạn hậu Trung Cổ, lưới đánh cá được làm từ sợi cây tầm ma. Quần áo sợi tầm ma được sản xuất ở Scandinavia và Scotland từ đầu thế kỉ 19 và được biết đến với tên gọi là vải Scotch ở Anh. Sự thiếu thốn cotton trong thế chiến thứ nhất buộc người Đức phải sử dụng sợi tầm ma làm vải.
 
 
Gai và lanh cũng được dùng chế biến các sản phẩm sợi lâu đời. Cây gai được trồng ở Trung Quốc từ những năm 2.800 trước Công Nguyên. Trong ngôn ngữ Ấn-Âu, từ “cây gai” có liên quan đến từ “cây gai dầu” trong tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, từ đó chúng ta có tên thực vật của nó và tên những chất lấy được từ cây gai dầu. “Cây gai dầu” cũng là nguồn gốc của từ “vải bạt” vì cây gai thường được dùng để làm cánh buồm. Buồm cũng có thể làm từ sợi lanh.
 
Sợi làm từ vỏ cây chanh được sử dụng làm dây thừng và dây thòng lọng ở Anh ngày trước.  
 
Hỗn hợp vật liệu đầu tiên được làm từ đất sét và rơm được ứng dụng để xây tường ở Hy Lạp từ 3000 năm trước. 
 
Cotton đã được sản xuất ở Ấn Độ trong hàng nghìn năm và du nhập tới châu Âu vào những năm 1.300.
 
 
Một số loại sợi được sử dụng hiện nay đều được biết đến với nguồn gốc và thành phần rõ ràng. Sợi đay có nguồn gốc từ Ấn Độ với tên là Bengali, nghĩa là “bím tóc”. Cái tên “cây gai” bắt nguồn từ Malaysia và có thể được gọi là cỏ gai, cây gai Trung Quốc hay vải cỏ. Ngoài ra ở Malaysia, sợi còn được gọi là “Kapok”, nghĩa là bông gòn, lấy từ cây bông gòn.
 
Phormium là tên gọi của sợi cây thường xuân bản địa ở New Zealand, còn gọi là sợi lanh New Zealand.
 
 
 
Thế kỉ qua đã chứng kiến sự trở lại của sợi cơ tự nhiên cùng với các vật liệu tổng hợp, phần lớn có nguồn gốc hoá dầu. Đây là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và lợi ích kinh tế ngắn hạn của chất tổng hợp. Chúng ta đang dần dần chuyển từ sợi tổng hợp hoá dầu sang trở lại sử dụng sợi tự nhiên vì ba lí do. Thứ nhất là chu trình sản xuất sợi hoá dầu đang trở nên ngày càng tốn kém. Sợi tổng hợp được làm từ các chất không thể phục hồi vì thế quá trình sản xuất chúng làm tăng các chi phí cho môi trường. Hơn nữa, các sản phẩm hoá dầu cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua các chất thải trực tiếp và gián tiếp trong đất, nước và không khí.
 
 
 
Ngày nay, nhiều sản phẩm làm từ sợi tự nhiên đã có mặt trên thị trường tiêu dùng và ngày càng khẳng định vị thế của nó.
 
 
 
Ngoài tầm quan trọng của sợi tự nhiên trong đời sống hàng ngày và trong công nghiệp với nhiều ứng dụng khác nhau, điều quan trọng đó là mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân sản xuất chúng. Hầu hết sợi tự nhiên đều được sản xuất trên trang trại lớn ở các nước phát triển, nhưng hiện nay cũng đang phát triển ở nhiều nước đang phát triển và một phần lợi nhuận từ việc bán hàng xuất khẩu đóng góp nhiều cho an ninh lương thực, thu nhập của người nông dân nghèo và người lao động trong ngành công nghiệp sợi. Đối với một số nước đang phát triển tự nhiên, sợi có tầm quan trọng đối với  kinh tế, ví dụ, sợi bông ở một số nước châu Phi, đay ở Bangladesh và sisal ở Tanzania. Trong các trường hợp khác sợi có ý nghĩa ở cấp quốc gia, nhưng chủ yếu là của địa phương, như trong trường hợp đay ở Tây Bengal (Ấn Độ) và sisal ở phía Đông Bắc Brazil
 
 
Năm 2009 – Năm quốc tế đầu tiên về sợi tự nhiên, sẽ thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ đối tác giữa các quốc gia trên thế giới có ngành công nghiệp sợi.

Việc trở lại sử dụng sợi tự nhiên chỉ là một phần nhỏ trong những thay đổi cần thiết để chúng ta có thể tồn tại lâu dài. Thế giới cần thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng những công nghệ sản xuất sạch, các phương pháp canh tác hữu cơ để bảo vệ môi sinh và sức khỏe con người.