Đa dạng sinh học trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

ThienNhien.Net – Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ bảy của Liên hợp quốc – Đảm bảo sự bền vững môi trường – từ trước tới nay chưa từng đề cập đến bất cứ vấn đề nào về đa dạng sinh học, hay sự cần thiết bảo vệ các loài sinh vật như một đóng góp mang tính then chốt trong sự phát triển nhân loại. Nhưng bản báo cáo thường niên đưa ra ngày 25/09/2008 về tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã có sự thay đổi, trong đó đề cập đến vấn đề giảm tổn thất đa dạng sinh học tới năm 2010.

Lần đầu tiên, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đặt ra việc giám sát thực vật và động vật của thế giới trên cơ sở sử dụng Sách đỏ do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) soạn thảo. Sách đỏ của IUCN chỉ ra xu hướng chung về nguy cơ tuyệt chủng của những nhóm sinh vật ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Sách đỏ của IUCN sẽ được sử dụng để giám sát tiến trình thực hiện mục tiêu và nêu bật những vùng miền đang cần nỗ lực bảo tồn. Jane Smart, người điều hành Chương trình Bảo tồn Sinh vật của IUCN, cho hay sinh vật là phần được biết tới nhiều nhất trong đa dạng sinh học và bởi vậy, thiết lập xu hướng về tỷ lệ mất đi của các loài sinh vật là thực sự quan trọng. Sách đỏ là một kênh chính thức và đáng tin cậy nhất để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.
Ông Holly Dublin, Chủ tịch Ủy ban Bảo tồn Sinh vật IUCN, cũng phát biểu rằng đa dạng sinh thái có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển. Mục tiêu mới này đặt tầm quan trọng của những loài sinh vật lên vị trí quan trọng nhất trong những vần đề của thế giới.
IUCN đã hợp tác với Tổ chức Quốc tế Bảo tồn loài chim, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Bảo vệ Thiên niên và Xã hội Động vật học ở Luân đôn để phát triển và hoàn thiện tiêu chuẩn Sách đỏ IUCN.
Loài chim có lịch sử lâu dài nhất trong các nhóm sinh vật được đánh giá toàn diện. Bởi vậy Tổ chức Quốc tế Bảo tồn loài chim đã soạn thảo Sách đỏ IUCN trước tiên về các loài chim. Xu hướng này đã tồn tại 20 năm cho đến nay.
Loài chim kền kền Bengal (Gyps bengalensis) mới đây đã được bổ sung vào Sách đỏ IUCN và được cảnh báo ở cấp cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai. Loại thuốc thú y diclofenac, chất gây độc cho loài kền kền, đã phải chịu trách nhiệm trong việc làm giảm số lượng hơn 99% loài này trên khắp lục địa Bắc Mỹ. Sự suy giảm số lượng kền kền đã kéo theo số lượng chó hoang ở nơi này tăng gấp đôi kể từ những năm 1980, và bệnh dại ngày nay đang lan rộng, gây ra rất nhiều tác động xấu tới kinh tế và sức khoẻ con người.
Sách đỏ đầu tiên của IUCN về các loài động vật lưỡng cư, những loài thú có vú, cây mè, san hô, những loài sinh sản ít đã được xuất bản. Sách đỏ về những nhóm sinh vật khác sẽ được xuất bản sau khi đã được IUCN đánh giá.
Sách đỏ IUCN được sử dụng trong Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc và Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới của Liên hợp quốc sẽ cùng với IUCN biên soạn Dữ  liệu về những Khu vực được bảo tồn để báo cáo tiến trình bảo vệ các khu vực trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về đa dang sinh học. Theo giáo sư Matt Walpole, Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới thuộc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc: “Thế giới đang thức tỉnh với sự thật rằng việc tàn phá môi trường và sự tuyệt chủng của các loài sinh vật sẽ thực sự dẫn tới sự phá huỷ cuộc sống của con người. Mục tiêu thiên niên kỷ hướng tới việc giảm thiểu tổn thất của đa dạng sinh học thể hiện rõ ràng nhận thức của thế giới rằng công cuộc xoá đói giảm nghèo và quản lý môi trường phải luôn luôn đi đôi với nhau”.